Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

NGÀY 18 THÁNG 8. LUẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (1)

Con ơi, lưu ý lời ta dạy, lắng nghe lời ta giải bày. Đừng để lời ta xa tầm mắt con, nhưng phải giữ chặt trong tâm hồn. Vì lời ta đem sinh lực cho người vâng phục, sức mạnh cho châu thân. (Châm Ngôn 4:20-22 - BHĐ)

Đặc điểm của người cha trong sách Châm Ngôn là không bao giờ tỏ ra giận dữ đối với con. Khi dạy con, người cha không quát mắng, mạt sát nhưng chỉ ôn tồn khuyên nhủ. Người cha trong câu châm ngôn này khuyên con hãy chăm chỉ, chú ý đến các lời dạy của cha. Thế nào là chăm chỉ, là chú ý đến lời dạy của cha? 

1. Chăm chỉ, chú ý đến lời của cha được bày tỏ trước hết qua việc lắng nghe. Người cha khuyên con khá nghiêng tai nghe những bài giảng thuyết ta. Từ ngữ "nghiêng tai nghe" ngụ ý "căng tai ra mà nghe" tức là chú ý lắng nghe, nghe cách cẩn thận. Nội dung nghe là những bài giảng thuyết.

-Người con có thể bị cám dỗ nghe những nội dung không đáng nghe, những chuyện tầm phào,... Trong lãnh vực thuộc linh cũng vậy, nhiều người chỉ thích nghe đàn, nghe hát hơn nghe giảng dạy. Còn nếu nghe giảng thì lại thích nghe kể chuyện vui hơn nghe giải nghĩa Kinh Thánh. Ông Phao-lô mô tả họ là những người còn con trẻ, chưa chịu nổi thức ăn cứng. (I Cô-rinh-tô 3:1-2) Có thể h ham nghe nhng li êm tai, theo tư dc mà nhóm các giáo sư xung quanh mình, bt tai không nghe l tht, mà hướng v chuyn huyn. (II Ti- mô-thê 4:3-4) Con cái thường thích nghe người ngoài hơn là nghe người thân trong gia đình. Tuổi thiếu niên thích nghe bạn bè hơn nghe lời cha mẹ.  

Con người cũng thích nói hơn là nghe. Tinh thần của con người là khoe khoang, phô trương, tự phụ. Trong gia đình, con cái muốn cha mẹ phải nghe mình chớ không muốn vâng lời cha mẹ. Vì có tinh thần cãi trả, cố chấp nên con cái không chịu lắng nghe cha mẹ. 

-Người con trong câu châm ngôn này chịu ngồi xuống để nghe lời cha giãi bày. Có thể lúc đầu cậu cảm thấy bị bắt buộc, nhưng sau đó tự nguyện ngồi nghe. Có thể nghe nhưng tâm trí để tận đâu đâu. Cậu ngồi nghe nhưng thật ra là không nghe.

Người con không chống lại cha, không tránh mặt cha, nhưng vì nghe nhiều lần và nghe nhiều lời dạy nên chỉ nghe chiếu lệ. Vì thế cậu cần được nhắc nhở: hãy "chăm chỉ", hãy "lưu ý".

Vì có tinh thần kiêu ngạo, "xây tai không khứng nghe", coi thường lời khuyên dạy nên người con không chăm chú để toàn tâm, toàn ý lắng nghe.

Hãy "chăm chỉ", hãy "lưu ý" hàm ý khiêm nhường, náo nức, hăm hở lắng nghe, không bỏ sót chi tiết nào. Sự khôn ngoan của con người bắt đầu ở đôi tai. Tấm lòng của người khiêm nhường cũng bắt đầu ở đôi tai. Bí quyết để khôn ngoan là nghe: Người khôn ưa nghe. (Châm Ngôn 1:5)

Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét