Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

NGÀY 28 THÁNG 2. NHỜ ĐÂU MÀ ĐƯỢC CỨU

Đây là câu Chúa Giê-xu khẳng định với ông Ni-cô-đem về mục đích chính của Ngài khi đến trần gian và Thánh Linh đã nhắc nhở và thúc giục ông Giăng ghi lại câu này trong sách Phúc Âm của ông.

1. Chúa Giê-xu xác nhận Ngài từ thiên đàng đến trần gian
Nguồn gốc của Chúa Giê-xu không phải là trần gian, Ngài không như những nhân vật ở trần gian, đến từ trần gian nhưng tự nhận họ là thần linh mà thật ra là không phải. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời Ngôi Hai (Đức Chúa Con) ở thiên đàng đã hạ mình để đến trần gian trong hình hài con người. Đây là điều kỳ diệu trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Con, Ngôi Hai đến trần gian để làm gì?

2. Chúa Giê-xu xác nhận Ngài đến trần gian chẳng phải để đoán xét trần gian
Người Do Thái luôn luôn tự hào họ là con cháu Áp-ra-ham. Họ cho rằng chỉ có dân Do Thái mới được cứu còn những người khác sẽ bị Đức Chúa Trời đoán phạt. Những người không phải là dân Do Thái cho rằng con người sống trong tội lỗi sẽ hứng chịu sự đoán xét từ trời. Chúa Giê-xu không tách riêng người Do Thái ra khỏi nhân loại, Ngài nói về nhân loại, về trần gian bao gồm tất cả mọi người, mọi dân tộc.
Chúa Giêxu khẳng định rằng Ngài từ thiên đàng đến trần gian không nhằm mục đích đoán xét con người. Ngài đến trần gian không phải để đoán xét và trừng phạt con người tội lỗi, Ngài không đem sự chết, không đem sự hủy diệt đến trần gian.

3. Chúa Giê-xu xác nhận nhân loại nhờ Ngài mà được cứu
- Nhờ Ngài ám chỉ Chúa Giê-xu là giải pháp, tức là thông qua Ngài. Có thể ví Chúa Giê-xu với cây cầu nối liền giữa hai bờ: giữa chỗ hư mất trong tội lỗi với nơi có sự sống đời đời.
- Nhờ Ngài tức là tin nơi Ngài. Đức Chúa Trời đề ra giải pháp nhưng con người cần tin nơi giải pháp của Đức Chúa Trời.
- Nhân loại được cứu là mục đích của Chúa Giê-xu khi Ngài đến trần gian. Lòng mong mỏi của Đức Chúa Trời là mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. (1Ti-mô-thê 2:4) Chúa Giê-xu đến trần gian để tìm và cứu kẻ bị mất. (Lu-ca 19:10)
Như vậy, một người trong trần gian có được cứu hoặc không là do nơi quyết định của họ.
Muốn cho đời sau không bị đoán xét thì khi còn ở đời này mỗi người cần được cứu.

Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

NGÀY 27 THÁNG 2. DỰ BÁO THỜI TIẾT

Chúng ta là dân tuyển của Chúa, là những người tin Chúa và đã được cứu chuộc. Khi gặp gian nguy thử thách, khi được Chúa sửa dạy,... chúng ta nên làm gì?

1. Cần tương giao với Chúa
Chúng ta khá nhìn biết Đức Gia-vê có nghĩa là hãy nhận biết Đức Chúa Trời là ai. Ngài là Đấng quyền năng và là Đấng tể trị trong mọi hoàn cảnh.

Khá nhìn biết Đức Gia-vê có nghĩa là hãy thiết lập mối tương giao với Chúa. Có tương giao với Chúa mới nhìn biết Ngài. Người nhìn biết Chúa là người trải nghiệm quyền năng của Chúa trong đời sống của mình.

Nhóm từ khá nhìn biếtkhá gắng sức nhìn biết nhấn mạnh sự nỗ lực, tận lực tìm kiếm và thiết lập mối tương giao với Chúa.

Đức Chúa Trời biết chúng ta, nhưng chúng ta có nhìn biết Ngài không? Chúng ta nhìn biết Chúa và thân thiết với Chúa đến mức nào?

2. Trông đợi Chúa
Trong từng giai đoạn, trong mọi hoàn cảnh, ngoài việc tương giao với Chúa, chúng ta cần trông đợi sự hiện ra của Ngài.

Hai lần câu Kinh Thánh khẳng định: “Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn” “Ngài sẽ hiện đến”. Sự hiện ra của Chúa, lòng thương xót và sự cứu giúp của Ngài là điều chắc chắn như ban mai đến sau đêm dài. 

Vấn đề là chúng ta có tin và trông mong ngày của Chúa hay không. Có thể chúng ta không nghi ngờ về ngày của Chúa, nhưng chúng ta không trông mong ngày đó, thậm chí chúng ta sợ ngày Ngài đến và không muốn ngày đó xảy ra. Vì sao? Vì tình trạng tội lỗi của chúng ta.

Nếu thật lòng tin Chúa và sống vâng lời Ngài thì chúng ta trông mong sự hiện đến của Ngài. Vì ngày của Chúa là ngày phước hạnh cho chúng ta. “Ngài sẽ hiện đến cùng chúng ta như mưa cuối mùa.” Không phải là mưa bão, không phải là hình phạt mà là mưa phước hạnh, mưa cuối mùa xuân tưới nhuần đất đai.

Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 

NGÀY 26 THÁNG 2. BỐN ĐIỀU CHÚA ĐÃ THỰC HIỆN


Ông Phao-lô đề cập đến bốn điều Đức Chúa Trời làm cho chúng ta:

1. Giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm của Sa-tan
Chúng ta sống trong quyền lực của bóng tối, bị Sa-tan và tội lỗi khống chế, cuộc sống hoàn toàn xa cách Đức Chúa Trời, tương lai sẽ bị phán xét và bị hình phạt đời đời. Thế nhưng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, như Ngài từng giải thoát dân I-sơ-ra-ên khỏi quyền lực của Pha-ra-ôn.

2. Chuyển chúng ta qua Nước của Con yêu dấu Ngài
Chúa không giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích của tội lỗi và sự tối tăm rồi để chúng ta sống trong cảnh ‘lờ mờ nhân ảnh như là ban đêm’. Chúa giải thoát dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập và đưa họ vào Đất Hứa. Ngài cũng giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của tối tăm và đưa chúng ta vào nơi sáng láng. Đó là Nước của Con yêu dấu Ngài.

Điều thứ nhất và điều thứ nhì đi với nhau. Giải thoát khỏi quyền lực tối tăm của Sa-tan để chuyển đến Nước của Con yêu dấu Ngài. Không còn ở dưới quyền của tối tăm thì phải sống dưới quyền của sự sáng. Không sống trong thế giới của Sa-tan cai trị thì phải sống trong vương quốc Đức Chúa Trời cai trị.
Có bao giờ bạn suy nghĩ vì sao bạn đã được giải thoát khỏi quyền lực của sự tối tăm thế mà bạn vẫn còn ở trong vòng xiềng xích của ma quỷ không? Vì sao đã được chuyển qua Nước của Con yêu dấu Ngài mà vẫn trở về sống dưới quyền lực tối tăm của Sa-tan?

3. Chính Con Ngài đã dùng máu mình cứu chuộc chúng ta
Phải chăng Chúa Giê-xu dùng máu của Ngài để trả cho Sa-tan giá cứu chuộc chúng ta? Thật sai lầm khi giáo viên dạy Kinh Thánh dùng hoạt cảnh có mẫu đối thoại giữa Chúa Giê-xu với Sa-tan về việc cứu chuộc con người, trong đó Sa-tan đòi Chúa Giê-xu phải trả giá bằng sự chết của Ngài và Chúa Giê-xu đã chấp thuận.

Thật ra, Chúa Giê-xu thực hiện chương trình và kế hoạch của Đức Chúa Trời để đáp ứng sự thánh khiết và sự công bình của chính Đức Chúa Trời để cứu chuộc chúng ta. Sa-tan không có quyền đòi hỏi Ngài một điều gì cả. Sa-tan có thể kiện cáo chúng ta, nhưng không thể bắt chúng ta làm nô lệ cho hắn vì Chúa Giê-xu đã giải thoát và cứu chuộc chúng ta.

4. Chính Con Ngài đã dùng máu mình tha thứ tội lỗi chúng ta
Điều thứ ba và điều thứ tư đi với nhau. Cứu chuộc khỏi tội lỗi phải đem đến sự tha thứ tội lỗi, trong Nước Chúa Giê-xu cai trị có sự cứu chuộc và sự tha tội. Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta, chuyển chúng ta qua vương quốc của Con Ngài bằng cách dùng chính máu của Con Ngài để cứu chuộc chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ.


Những điều Chúa muốn làm cho chúng ta, Ngài đã làm rồi. Chúng ta có hưởng được hay không là do nơi chúng ta. Bạn đang sống trong sự cai trị của Chúa hay không? Bạn đang hưởng sự cứu chuộc và sự tha thứ tội lỗi hay không?

Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

NGÀY 25 THÁNG 2. TÌNH YÊU THƯƠNG

Người Cơ Đốc chuyên cần cầu nguyện và cảnh giác đối với ma quỷ lẫn tội lỗi vẫn có thể trục trặc đối với vấn đề hiệp một với những người cùng niềm tin. Hai điều gây trở ngại trong mối tương quan giữa những người Cơ Đốc (anh em) là: (1)Thiếu tình yêu thương và (2)Thấy toàn tội lỗi. Tuy là hai điều nhưng thật sự điều thứ hai là hậu quả của điều thứ nhất.

Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Trước hết, hãy yêu thương nhau tha thiết; vì tình yêu thương che lấp vô số tội lỗi.” (Bản Truyền Thống Hiệu Đính)

T1: Tình yêu thương. Đức Chúa Trời mà chúng ta tôn thờ là Đức Chúa Trời của tình yêu thương. Cho nên:

-Tình yêu thương phải là “trước hết” (“Nhất là”), nghĩa là “trên hết mọi sự”. Tình yêu thương là quan trọng nhất, phải được đặt lên hàng đầu trong đời sống của người Cơ Đốc. Đôi khi chúng ta không thiếu đức tin, không thiếu niềm hy vọng, nhưng thiếu tình yêu thương. Tình yêu thương được xem là nền tảng, là căn bản của đời sống Cơ Đốc.

-Tình yêu thương phải “sốt sắng”. Có tình yêu thương, nhưng ở mức độ nào? Sứ đồ Phi-e-rơ nhắc nhở người Cơ Đốc “phải có lòng yêu thương sốt sắng” tức là không yêu thương một cách hời hợt, chiếu lệ, qua loa, không chỉ nói yêu thương. Người Cơ Đốc cần nhiệt thành yêu thương, triệt để yêu thương, thiết thực trong tình yêu thương.

T2: Tội lỗi. Vì thiếu tình yêu thương nên người Cơ Đốc nhìn anh em của mình thì thấy họ toàn là những người tội lỗi, không xứng đáng. Căn nguyên chỉ vì không chịu tha thứ và xóa bỏ lỗi lầm của người khác, mặc dù Đức Chúa Trời đã tha thứ.

Che đậy vô số tội lỗi không có nghĩa là dung túng hoặc bao che để người phạm tội không chịu trách nhiệm và không chịu sửa phạt về những tội lỗi mà họ đã phạm. Huyết của Chúa Giê-xu làm sạch mọi tội lỗi. Khi một người ăn năn xưng tội thì Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi và không nhớ đến tội lỗi của người ấy nữa. Còn chúng ta có chịu bỏ qua và không nhớ đến những lỗi lầm lẫn những thất bại của anh em chúng ta không?

Che đậy vô số tội lỗi tức là không bươi móc tội lỗi của anh em mình để bêu xấu họ. Không vì cớ ác ý, hoặc ghen ghét mà vạch tội lỗi anh em mình đã vấp phải để làm hại thanh danh của họ.
Lòng ghen ghét gây ra xung đột,
Tình yêu thương khỏa lấp lỗi lầm. 
(Châm Ngôn 10:12)

Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)