Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

NGÀY 24 THÁNG 9. ĐEM TRẺ EM ĐẾN VỚI CHÚA GIÊ-XU(2)


(2)Có thể họ muốn giới thiệu con của mình với Chúa và giới thiệu Chúa cho con mình. Nhưng giới thiệu chỉ là bước đầu. Họ có ước muốn rất cụ thể cho con em của họ đó là muốn con em của họ được Chúa đụng đến. Mác 10:13: “Người ta đem trẻ em đến với Chúa để Ngài đặt tay trên các em.” Cả Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca đều dùng từ ‘đặt tay’. ‘Đặt tay’ trong nguyên văn có nghĩa là ‘sờ’, như Chúa từng ‘sờ’ quan tài của cậu thiếu niên thành Na-in (Lu-ca 7:14). Ông Giai-ru từng cầu khẩn Chúa: “Con bé nhà tôi đang hấp hối, xin Thầy đến, đăt tay trên cháu để cháu được lành và được sống!” (Mác 5:22)  ‘Đặt tay’ hoặc ‘sờ’ là một cử chỉ đụng đến, chạm đến để đối tượng nhận được nào là sức khỏe, sự sống, sự khôn ngoan thông sáng... đến từ nguồn năng lực mới. Mỗi một đứa trẻ đều có nhu cầu đặc biệt. Vì vậy các bậc phụ huynh này mong muốn Chúa ‘đụng đến’ con cái của họ. Thi Thiên 139:5 tác giả viết:

“Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước,
đặt tay Chúa trên mình tôi.”

Mong muốn quyền năng của Chúa tác động và thay đổi cuộc đời con cái của mình là mong muốn đúng đắn, phát xuất từ đức tin.

(3)Họ muốn Chúa cầu nguyện, muốn Chúa chúc phúc cho con em của họ. Ma-thi-ơ 19:13 ghi: “Bấy giờ người ta đem trẻ em đến cùng Chúa để Ngài đặt tay cầu nguyện cho các em.” Lu-ca 18:15: “Để Ngài đặt tay chúc phúc cho các em.”

Nhóm phụ huynh này có một yêu cầu rất cụ thể khi đem con em của họ đến với Chúa. Họ muốn Chúa cầu nguyện, muốn Chúa chúc phúc cho các em. Như vậy chứng tỏ họ nhận biết rằng con cái họ cần có Chúa chứ không phải chỉ cần họ. Cha mẹ có thể lo cho trẻ ăn ngon, mặc đẹp, có nơi học hành… để xây dựng đời sống thể chất và tri thức. Rồi cha mẹ lẫn người hướng dẫn cần chăm lo phần tâm linh của trẻ. Dầu vậy, các bậc cha mẹ và người hướng dẫn cần sự giúp sức của Chúa, cần ân điển của Chúa để thực hiện công tác quan trọng hàng đầu này.

Nhóm phụ huynh này tin rằng nếu Chúa Giê-xu ‘đặt tay cầu nguyện’ và ‘chúc phúc’ cho con cái họ thì mối liên hệ giữa đứa trẻ với Chúa được hình thành từ khi các em còn nhỏ tuổi. Theo năm tháng khi đứa trẻ trưởng thành mối liên hệ này sẽ ích lợi cho đứa trẻ.

Có thể họ cảm biết rằng họ không thể chu toàn việc dạy dỗ con cái. Họ tin rằng con cái của họ cần được Chúa cần nguyện và chúc phúc. Cha mẹ cố gắng chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ nhưng ân phúc là từ Chúa ban cho chứ không phải từ con người. Chắc chắn các bậc phụ huynh đều mong ước con cái mình càng ngày càng khôn ngoan và lớn lên, được Đức Chúa Trời và mọi người quý mến.

(Còn tiếp)
XuânThu 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét