9.
Lời cầu nguyện của người hành động cách
khôn ngoan
Niềm tin của người cầu nguyện không phải niềm tin mù
quáng. Muốn cho niềm tin của mình không trở nên mù quáng, người cầu nguyện phải
tiếp tục cầu nguyện, tức là cần sống trong tương giao với Chúa để có sự khôn
ngoan. Cầu nguyện để trở nên khôn ngoan và sinh động chứ không phải trở nên khờ
khạo và ù lì.
Sự khôn ngoan của người cầu nguyện thể hiện qua việc
biết lúc nào phải yên lặng, lúc nào phải hành động. Con người cầu nguyện không hấp tấp hành động khi chưa
phải lúc. Người cầu
nguyện khôn ngoan không chỉ tin
Chúa sẽ trả lời mà còn cần có
kế hoạch cụ thể, thực tế để khi Chúa nhậm lời thì biết rõ phần công tác mình phải
thực hiện. Ông Nê-hê-mi có
kế hoạch cầu nguyện trong bốn tháng, nhưng cũng chuẩn bị kế hoạch để hành động
khi Chúa đáp lời.
Khi Chúa mở đường cho ông cơ hội bày tỏ nỗi lòng với
vua, ông rất khôn ngoan trong cách trình bày. Ông Nê-hê-mi không bày tỏ tâm sự
khi vua chưa quan tâm đến ông và chưa hỏi thăm. Khi vua quan tâm và hỏi: “Ngươi muốn xin điều gì?” ông khôn ngoan đề nghị: “Xin vua hãy sai tôi về... để xây cất lại thành” (Câu 5). Đây là
nguyện ước của ông. Nhưng ông gợi ý cho vua quyết định.
Khi vua hỏi: “Ngươi
đi bao lâu? Chừng nào trở lại?” ông định thời gian và vua đồng ý.
Khi vua đã đồng ý ông Nê-hê-mi đề nghị: “Xin giao cho tôi..., xin truyền cho...” Vì vua phái tôi đi, tôi không muốn làm hỏng quyết
định của vua. Tôi cần sự giúp đỡ của vua trong chuyến đi và trong công việc.
Tôi cần có vật liệu để hoàn thành công việc. Đây là nhu cầu của ông. Nhưng ông
có sẵn kế hoạch để vua toàn quyền quyết định.
Đức Chúa Trời nhậm lời cầu xin của tôi, nhưng vua là
người sai tôi đi, là người giao công việc cho tôi, là người cho phép thực hiện
công tác. Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi nhưng vua là người thoả mãn điều tôi yêu
cầu. Đức Chúa Trời dùng vua giúp cho tôi làm thành ý muốn của Ngài.
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét