4.
Thành thục
“... rồi nàng lật
đật...”
“
Nàng lật đật..., chạy xuống...”
Cô
Rê-bê-ca thực hiện công việc rất chuyên nghiệp. Cô không vin vào tính chất công
việc (làm việc không công), đối tượng phục vụ (chỉ là lạc đà), hoàn cảnh (chỉ
có một mình),... để chần chờ hoặc chậm chạp. Hai từ ngữ mô tả cách làm việc của
cô Rê-bê-ca là ‘lật đật’ (‘nhanh
nhẹn’ – Bản Dịch Mới 2002) và ‘chạy’. Làm
việc nhanh nhẹn và khẩn trương.
Nhanh
nhẹn không có nghĩa là cẩu thả, làm qua quít cho xong chuyện. Nhanh nhẹn vừa
cho thấy khả năng làm việc và tinh thần làm việc. Hai điều này bộc lộ qua trình
tự làm việc, tiến độ thực hiện và thao tác thành thục.
Hai
điểm yếu thường thấy nơi người lãnh đạo thiếu tinh thần tôi tớ là cự li và tốc
độ. Thứ nhất là cự li, nghĩa là lơ là không chịu gần gũi, không gắn bó với đối
tượng và công việc; thứ nhì là tốc độ, nghĩa là đáp ứng nhu cầu một cách chậm
chạp, không thực hiện công việc cho nhanh chóng. Lời chê bai và than thở thông
thường đối với phong cách phục vụ chậm chạp là ‘chậm như rùa’.
Tốc
độ làm việc được thể hiện qua từ ‘chạy’.
Người phục vụ là người phải ‘chạy’. Ở đâu người ta cũng cần những người ‘chạy
việc’ tốt, từ ‘chạy giấy’ trong văn phòng đến ‘chạy bàn’ ở nhà hàng. Trong công
việc người ta quan tâm đến tốc độ, sự nhanh chóng, mau mắn. Thật là chán khi
vào nhà hàng mà gặp người ‘chạy bàn’ chậm chạp, bắt thực khách chờ đợi quá lâu,
bày bàn thì thiếu trước thiếu sau.
Để
góp phần xóa bỏ hai điểm yếu này người ta chủ trương tạo động lực cho người làm
việc bằng ‘cây gậy và củ cà rốt’, tức là kỷ luật và khen thưởng. Nếu biện pháp
đó mang ý nghĩa tích cực và trong sáng thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi
‘cây gậy’ trở thành sự răn đe và lý lẽ của kẻ mạnh để đẩy con người vào tình
trạng bị cưỡng bức làm nô lệ, khi ‘củ cà rốt’ trở thành một loại do-ping tiền
bạc làm hủy hoại phẩm chất đạo đức thì sự phục vụ không còn ý nghĩa nữa.
(Còn
tiếp)
XuânThu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét