5. Thấy vấn đề (Có khải tượng – Có quan điểm)
Trong khi mọi người bi quan nói 'không
thể' thì Đa-vít nói ‘có thể’ khi chàng hỏi một người đứng cạnh: Người Phi-li-tin vô đạo này sao dám coi
thường quân đội của Đức Chúa Trời Hắng Sống? Ai giết nó, rửa nhục cho I-sơ-ra-ên
sẽ được thưởng gì?" (I Sa-mu-ên 17:26-27 - Bản Hiện Đại)
-Đứng trước thách thức đó người lãnh đạo nghĩ
gì, quyết định ra sao? Chủ tướng của đạo quân I-sơ-ra-ên đã làm gì? Nhiều người
cho rằng vua Sau-lơ là một nhà chỉ huy không có tài năng. Thật ra không phải
vậy. Đứng trước kẻ thù ghê gớm như Gô-li-át, dù sợ hãi, dù không dám đấu với
Gô-li-át (nếu muốn đi, các tướng sĩ cũng không cho đi, vì nhiều lý do), vua
Sau-lơ vẫn giữ được binh lính I-sơ-ra-ên tại chiến trường.
Vua Sau-lơ còn treo giải thưởng cho người
nào giết được Gô-li-át. Như vậy cho thấy vua Sau-lơ dùng vai trò của mình lẫn
vật chất để khích lệ binh sĩ. Vua Sau-lơ là người biết cách lãnh đạo. Dù tình
hình căng thẳng, quân I-sơ-ra-ên vẫn trụ được suốt bốn mươi ngày cho thấy vua
Sau-lơ là người điều binh khiển tướng không đến nỗi tồi.
Tuy nhiên, vì sao nhà lãnh đạo Sau-lơ lại
ra nông nỗi này? Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sai trật của vua trong những trận
chiến trước kia. Tiên tri Sa-mu-ên đã tuyên án rằng: "Vì ngươi đã từ bỏ lời của Đức Gia-vê, nên Đức Gia-vê từ bỏ ngươi,
để ngươi chẳng còn làm vua I-sơ-ra-ên nữa." (I Sa-mu-ên 15:26)
Suốt sáu tuần lễ ngày ngày binh sĩ I-sơ-ra-ên
nghe đi nghe lại phần thưởng dành cho người giết được Gô-li-át, nhưng chẳng ai xung
phong cả. Nhưng một anh chăn chiên, mới lần đầu nghe lời thách thức, lập tức
sẵn sàng chiến đấu với Gô-li-át không phải vì phần thưởng mà vì một lý do khác.
Người lãnh đạo (Sau-lơ) dù có vận dụng
tất cả binh pháp từ việc ‘kiểm điểm binh sĩ’, ‘dàn quân’ và ‘nghênh chiến’ (câu 2) cho đến việc tìm kiếm nhân
tài, công bố giải thưởng... nhưng nếu không có niềm tin nơi lời Chúa, nếu bản
thân bị Đức Chúa Trời từ bỏ thì cũng bó tay đối với thách thức mà thôi. Bản
thân vua không dám lẫn không thể đối phó thành công với thách thức nên chẳng thể
nào khích lệ người khác.
-Trong khi binh lính nói: “Nếu người nào
giết được...”, Đa-vít lại nói: “Người giết được...” Trong khi binh lính nói:
“Hắn đến đặng sỉ nhục I-sơ-ra-ên”, thì Đa-vít nói đến việc “cất sự sỉ nhục khỏi
I-sơ-ra-ên” (Bản Truyền Thống)
Câu hỏi của Đa-vít về ‘người giết được người Phi-li-tin’, ‘người cất điều sỉ nhục khỏi I-sơ-ra-ên’ cho thấy tinh thần và thái độ của Đa-vít khác hẳn mọi người. Trong khi mọi người dùng cụm từ 'người nào' với thái độ bi quan vì họ cho rằng không có ai, thì Đa-vít, với thái độ lạc quan, dùng cụm từ 'người giết được Gô-li-át' sẽ được gì. Mọi người nói về việc cam chịu sỉ nhục hết lần này qua lần khác (40 ngày), còn Đa-vít chẳng những không cam chịu (dù mới một lần) mà còn nói đến việc loại bỏ sỉ nhục. Vì sao Đa-vít dám nói như vậy?
-Trong khi những người khác nói “Thấy
người ấy thách đố và nhục mạ nhân dân ta chưa?” Đa-vít nói: “Người Phi-li-tin vô
đạo này sao dám coi thường quân đội của Đức Chúa Trời Hằng sống?” Trong tầm
nhìn của Đa-vít thì người Phi-li-tin này dù to con, mạnh sức... cũng chỉ là một
người vô đạo (kẻ chẳng chịu cắt bì - Bản Truyền Thống). Sau-lơ, các tướng sĩ
trong đội quân I-sơ-ra-ên cũng biết
người Phi-li-tin kia là kẻ chẳng chịu cắt bì. Nhưng họ chỉ thấy hình dạng khổng
lồ, binh giáp to lớn, sức mạnh phi thường của hắn, chỉ nghe những lời hắn nói
và quên mất thật sự hắn là ai. Họ nhìn Gô-li-át theo cách nhìn của con người.
Họ cân đo con người theo bộ dạng và sức mạnh bề ngoài mà không cân đo ‘bằng Lời
Đức Chúa Trời’, bằng ‘cái cân đức tin’. Không nên chờ đến khi đương đầu với
thách thức mới huy động đến đức tin. Cần có đức tin rõ ràng, vững vàng và mạnh
mẽ trước khi đương đầu với bất cứ thách thức nào.
-‘Quân đội của Đức Chúa Trời Hằng sống’
bao gồm những ai? Đang ở trong tình trạng nào? Ba người anh của Đa-vít đi theo
Sau-lơ, ở trong đạo binh của Sau-lơ. Nhưng họ có nhận thức rằng họ đang thuộc
về đạo binh của Đức Chúa Trời Hằng sống không? Nghe những lời của Gô-li-át nói họ
có nhận biết rằng đạo binh của Đức Chúa Trời Hằng sống đang bị sỉ nhục không?
Từ người lãnh đạo đến tướng sĩ của Sau-lơ, đến Đa-vít là một thân nhân đi thăm
nuôi, tất cả đều cần nhận thức mình là ai, năng lực và giá trị của mình như thế
nào và kẻ thù của mình là ai.
(Còn tiếp)
(XuânThu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét