Trong
Kinh Thánh, sách Nhã Ca ghi lại câu chuyện tình yêu của thiếu nữ Sa-lu-mít với
người chăn chiên. Tình yêu nam nữ đến với người chăn chiên và cô Sa-lu-mít cũng
giống như các thanh niên thiếu nữ khác. Họ gặp nhau, tìm hiểu nhau, yêu nhau và
tiến tới hôn nhân. Trong giai đoạn đầu của tình yêu đôi lứa, trong thời gian
tìm hiểu và yêu nhau, người nữ đã giới thiệu về mối tình giữa mình và người
chăn chiên như thế này:
Lương nhân tôi thuộc về
tôi,
Và tôi thuộc về người;
Người chăn bầy mình giữa
đám hoa huệ.
(Nhã Ca 2:16)
Đến
giai đoạn tiếp theo, khi tình yêu thăng hoa, khi hai người đã thành thân với
nhau, người nữ nói:
Tôi thuộc về lương nhân
tôi,
Và lương nhân tôi thuộc về
tôi;
Người chăn bầy mình giữa
đám hoa huệ.
(Nhã Ca 6:3)
Trong
giai đoạn đầu, khi yêu nhau người nữ hướng về chính mình nhiều hơn, cô ta đòi
hỏi rằng “Anh phải thuộc về em” trước, rồi “Em mới thuộc về anh”. Sang đến giai
đoạn tiếp theo, hai người vẫn yêu nhau nhưng người nữ hướng về đối tượng mình
yêu nhiều hơn. Nàng nói “Em thuộc về anh” rồi mới nói đến chuyện “Anh thuộc về
em.”
Trong
tình yêu, ai là chủ thể? Tôi hay là người tôi yêu? Chủ thể trước hết là ‘tôi’
rồi mới đến ‘người tôi yêu’, hay chủ thể trước hết là ‘người tôi yêu’ rồi mới
đến tôi? Ai trước ai sau?
Anh
phải hướng về em trước, anh phải thuộc về em trước, hay em phải hướng về anh
trước, em phải thuộc về anh trước?
Trong
hôn nhân, người nam và người nữ sẽ chọn câu nào để giới thiệu về người mà mình
yêu thương? Sẽ chọn câu: Lương nhân tôi
thuộc về tôi, và tôi thuộc về người. Hay câu: Tôi thuộc về lương nhân tôi và lương nhân tôi thuộc về tôi.
Người
ta cho rằng khi nói lương nhân tôi thuộc
về tôi rồi mới nói tôi thuộc về lương
nhân tôi, là đòi hỏi sự độc quyền, anh thuộc về tôi, rồi tôi mới thuộc về
anh. Trong sự đòi hỏi độc quyền đó cũng bộc lộ ước muốn thuộc về. Nếu gọi hôn
nhân là sự đầu hàng trong tình yêu thì ai là người đầu hàng trước? Anh phải đầu
hàng trước rồi em mới đầu hàng theo hoặc ngược lại.
Còn
người nói: Tôi thuộc về lương nhân tôi và
lương nhân tôi thuộc về tôi là người đã trưởng thành hơn, biết nhún nhường
trong tình yêu. Người này hiểu rằng tình yêu đòi hỏi nơi chính mình trước chứ
không đòi hỏi nơi đối tượng mình yêu. Tình yêu đòi hỏi tôi phải lệ thuộc người
tôi yêu trước chứ không phải đòi hỏi người đó phải lệ thuộc tôi.
Như
vậy tình yêu đôi lứa phát triển từ suy nghĩ “Người yêu tôi thuộc về tôi, và tôi
thuộc về người tôi yêu” cho đến suy nghĩ “Tôi thuộc về người yêu tôi, và người
yêu tôi thuộc về tôi.”
(Còn
tiếp)
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét