(5) Những người có tinh thần hăng say, chủ động đi tìm
và nắm bắt cơ hội làm chứng là người
từng trải trong mối liên hệ với Chúa. Cả ba ông Giăng, Anh-rê và Phi-líp,
mỗi người đều có kinh nghiệm về Chúa. Ông Giăng Báp-tít có thể kinh nghiệm
nhiều hơn, còn ông Anh-rê và ông Phi-líp thì rất mới mẻ. Nhưng họ có điểm chung
là đã gặp, đã trò chuyện và đã nhận biết Ngài là ai.
Một khi có những trải nghiệm như vậy thì khó lòng nín
lặng. Bạn cần nhớ trải nghiệm về Chúa không phải chỉ là tin Chúa, mà còn trải nghiệm
về Chúa trong thực tế của cuộc sống. Chính trải nghiệm đó giúp cho tinh thần
làm chứng luôn luôn được liên tục.
Thiếu gì người tin Chúa cũng hăm hở sốt sắng chứng
đạo, nhưng động lực thôi thúc họ không phát xuất từ trải nghiệm về Chúa, trái lại đôi khi vì chức vụ hoặc vì một
nguyên nhân nào khác. Cho nên khi chức vụ chấm dứt thì lòng nhiệt thành cũng
nguội. Thậm chí khi không duy trì mối tương giao với Chúa thì lòng nhiệt thành
cũng không còn nữa.
Bạn có những trải nghiệm nào về Chúa? Chắc hẳn bạn có
trải nghiệm tin Chúa? Ngoài ra có trải nghiệm nào nữa không?
(6) Điểm giống nhau là trọng tâm của cả ba lời làm
chứng đều là Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu không phải là nhân vật phụ trong lời làm
chứng, Ngài là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm. Chúa Giê-xu không phải là
nhân vật tô điểm cho cuộc đời của người tin Ngài thêm chút thanh thoát, thánh
thiện. Nhưng Ngài là nhân vật chi phối toàn bộ đời sống của người tin Ngài. Lắm
khi chúng ta làm chứng về Chúa nhưng trong nội dung chẳng thấy Chúa đâu cả.
Tương tự như ngày nay trong Hội thánh có những bài hát gọi là thánh ca nhưng
chẳng thấy thánh gì cả. Nhiều người nói về tôn giáo, nói về tận thế, nói về
thiên đàng địa ngục, cũng tốt thôi. Nhưng cũng chẳng thấy nói về Chúa Giê-xu gì
cả. Phải chăng chúng ta ngại nói về Ngài vì sợ bị coi là lỗi thời và không
‘sành điệu’?
(Còn tiếp)
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét