Điểm
khác nhau
Tuy vậy, ba người này cũng có những điểm khác nhau.
(1) Nội dung lời làm chứng của ông Giăng Báp-tít tóm
tắt trong câu: “Đó là Chiên Con của Đức
Chúa Trời.” Ý này đã được triển khai
trong câu 29-34. Phương pháp của ông Giăng Báp-tít là cho biết Chúa Giê-xu là ai. Có
thể xem đây gọi là phương pháp đó là
(hình bóng trở thành thực tại). Chúa Giê-xu là Chiên Con của Đức Chúa Trời,
là Đấng loại bỏ tội lỗi của nhân loại, là Con của Đức Chúa Trời.
(2) Cách làm chứng của ông Anh-rê không giống như ông
Giăng Báp-tít. Nội dung lời làm chứng của ông là: “Chúng em đã gặp Đấng Mê-si-a.” Phương pháp của ông Anh-rê là trình bày trải nghiệm gặp Chúa Giê-xu của
mình. Có thể gọi phương pháp của ông Anh-rê là phương pháp đã gặp (trải nghiệm của bản thân). Em và bạn em đã gặp,
đã đi theo, đã nói chuyện, đã ở lại chơi cả buổi với Chúa Giê-xu, Ngài chính là
Đấng Mê-xi-a. Sau khi kể về trải nghiệm gặp Chúa của bản thân, ông Anh-rê khích
lệ anh mình và đưa anh mình đến gặp Chúa.
(3) Cách làm chứng của ông Phi-líp khác hẳn cách của
ông Giăng Báp-tít và ông Anh-rê. Nội dung lời làm chứng của ông Phi-líp là: “Chúng tôi đã gặp Đấng mà ông Mô-se đã viết
trong Luật pháp và các tiên tri cũng có nhắc đến. Đó là Thầy Giê-xu, con của
ông Giô-sép, người quê ở Na-xa-rét.” (Câu 45) Ngoài việc kể lại trải nghiệm
gặp Chúa của mình, ông chứng minh Chúa Giê-xu là Đấng Mê-xi-a, là Đấng Cứu Thế,
là Đấng Đức Chúa Trời sai đến. Ông dùng Ngũ Kinh Mô-se, dùng các lời tiên tri
để chứng minh. Có thể gọi phương pháp của ông Phi-líp là phương pháp 3Đ, đã gặp, đã viết, đó là (lời tiên tri thành tựu).
(Còn tiếp)
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét