Hai
người mẹ đều có điểm giống nhau
- Cả hai
đều ở trong một ngôi nhà.
- Cả hai
đều có con.
- Cả hai
đều ngủ say.
- Cả hai
đều bất cẩn. Việc bất cẩn dẫn đến hậu quả là một người đè chết con của
mình, còn một người bị tráo con mà không biết.
- Cả hai
đều đứng trước mặt vua Sa-lô-môn. (Chịu phân xử)
Điểm
khác biệt giữa hai người mẹ bất cẩn căn cứ vào mấy câu nói của họ trong câu 20
và câu 26b:
“Nửa đêm, lúc tôi đang ngủ
cạnh con trai tôi, chị ấy dậy ẵm con tôi đi, tráo đứa con trai chết của chị ấy
vào.” (Câu 20)
“Nó không thuộc về tôi,
cũng không thuộc về chị. Cứ chia đôi nó đi!” (Câu 26b)
-Dù cả hai đều bất cẩn nhưng một trong người
mẹ bất cẩn đè chết con mình lại là người bất nhân khi đánh tráo con người ta để
làm con của mình. (Câu 20) Người mẹ ngủ say đè chết con không chấp nhận sự thật
về mình và về con của mình. Không muốn mang tiếng bất cẩn cho nên trở thành bất
nhân. Không thừa nhận sự thật con mình đã chết nên tìm cách giành lấy đứa sống
làm con của mình và đẩy đứa chết làm con người ta.
-Người mẹ bất cẩn đè chết con mình chẳng
những là người bất nhân khi đánh tráo con người ta làm con của mình mà còn là
người bất nhẫn khi sẵn sàng để cho người ta xẻ em bé còn sống ra làm hai. “Nó sẽ chẳng thuộc về tao, cũng chẳng thuộc
về mày; hãy chia nó đi.” (Câu 26b)
Người
mẹ “giả” (“không thật”) trong chuyện là người mẹ 3B (3BẤT). Từ bất cẩn: câu 19
(đè con) trở thành bất nhân: câu 20 (đánh tráo con người ta) đến bất nhẫn: câu
26 (để cho em bé còn sống bị sát hại).
Là
"người mẹ thuộc linh", trong khi nuôi dưỡng đời sống thuộc linh của người
khác, vì bất cẩn có thể bạn vô tình gây tổn hại hoặc làm thất lạc những
"em bé" trong Hội thánh. Hãy cẩn thận vì "người mẹ thuộc linh"
bất cẩn có thể trở thành "người mẹ thuộc linh" bất nhân và bất nhẫn.
Sai lầm này có thể dẫn đến sai lầm khác.
(Còn
tiếp)
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét