Phản
ứng của người nghe.
Khi bạn không yên lặng thì người nghe cũng sẽ không
yên lặng.
Khi bạn lên tiếng sẽ có sự đáp lại.
Khi làm chứng cần chú ý đến phản ứng của người nghe.
Phản ứng chưa phải là kết quả. Lắm lúc chúng ta chỉ quan tâm thuyết phục người
nghe tin Chúa mà không để ý đến phản ứng của họ.
Có hai phản ứng: (1) phản ứng tiêu cực với sứ điệp
và (2) phản ứng tích cực với sứ
điệp.
Phản ứng tiêu cực khi người ta không chịu nghe, nghe
mà không lọt tai, hoặc nghe nhưng phản ứng quá khích hoặc không thật tâm tìm
hiểu.
Hai môn đệ của Giăng Báp-tít, ông Si-môn, ông
Na-tha-na-ên là những người nghe lời làm chứng rồi phản ứng tích cực.
Phản ứng của hai môn đệ của ông Giăng Báp-tít có tính
tích cực khi họ ‘đi theo Chúa Giê-xu’. Đi theo ở đây không có nghĩa là bằng
lòng làm môn đệ của Chúa nhưng là muốn tự
tìm hiểu thêm về Chúa. Chính phản ứng muốn tự tìm hiểu thêm của họ mà
Chúa không ngại mời họ, khích lệ họ đến chỗ ở của Ngài.
Khi bạn làm chứng mà người nghe muốn tìm hiểu thêm,
bạn nên làm gì? Liệu lời mời: “Mời bạn đến xem!” có giúp họ tiếp tục tìm hiểu về
Chúa khám phá thêm được nhiều điều về Chúa Cứu Thế không? Hoặc sẽ làm họ nản
lòng rồi phản ứng tích cực tiêu tan?
Nhiều người không biết phải làm sao khi người nghe
Phúc Âm muốn tìm hiểu thêm. Mời người đó đến nhà thờ, hoặc đến với nhóm nhỏ,
đến nhà riêng thì ngại vì bất tiện. Vì họ biết rằng sau khi bạn mình đến xem
chắc chắn sẽ thất vọng và sẽ ra đi không bao giờ trở lại.
Bạn cần nghĩ đến những phương án giúp người muốn tự
tìm hiểu thêm về Phúc Âm. Khi người nghe có phản ứng tiêu cực thì nên làm gì,
và khi người nghe có phản ứng tích cực thì nên làm gì. Cách tốt nhất là trước
tiên giới thiệu quyển Phúc Âm Mác để họ tự tìm hiểu về Chúa Cứu Thế, rồi sau đó
trong ba sách Phúc Âm kia.
(Còn tiếp)
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét