Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

NGÀY 12 THÁNG 6. BẢO ĐẢM TƯƠNG LAI (2)


A. Hai người tự bảo đảm tương lai cho mình

Trong hai nhân vật người em và phú nông, bạn thấy mình giống ai?

-Người nào thấy mình chưa đủ? Người nào thấy mình đầy đủ rồi?
-Vì sao thấy mình chưa đủ? Vì không sở hữu gì, hoặc đã sở hữu nhưng ít quá.
-Vì sao thấy mình đủ rồi? Vì đang sở hữu rất nhiều.

Dù khác nhau trong việc thấy chưa đủ hay đủ rồi cả người em lẫn phú nông đều có chung một điểm, đó là lo cho tương lai của mình, làm sao để tương lai được bảo đảm?

Nhìn người em chúng ta tưởng anh có vẻ thiêng liêng hơn khi anh đi tìm Chúa Giê-xu. Nhưng nghe anh thưa chuyện với Chúa chúng ta mới biết anh đến với Chúa chẳng qua là để nhờ Chúa giúp trong việc tranh chấp gia tài với người anh. Có lẽ trước kia anh ta tìm đủ mọi cách gây áp lực với anh mình nhưng không hiệu quả; nỗ lực cuối cùng là đi ‘méc’ Chúa và xin Chúa giúp đỡ. Chẳng khác gì một thiếu nữ cầu nguyện với Chúa: “Chúa ơi, con yêu anh ấy mà anh ấy không yêu con. Xin Chúa bảo anh ấy yêu con đi! Chúa có uy, Ngài nói giùm con một tiếng." Người em cho rằng cần có tiền bạc, có của cải để bảo đảm tương lai. Vì thế anh ta ra sức để tranh đấu, giành giựt để hưởng một phần gia tài.

Phú ông cho rằng muốn bảo đảm tương lai phải lo làm việc lâu dài trong ruộng nương của mình. Cần nhiều năm nỗ lực làm việc, nỗ lực gom góp, tích trữ. Khi thấy lúa thóc và sản vật đầy dẫy, thấy mình thật đầy đủ, sung túc, ông cảm thấy thấy tương lai mình được bảo đảm. Đối với phú nông, khi có nhiều của cải dự trữ để tiêu xài nhiều năm thì tương lai được bảo đảm.

-Trong chuyện thứ nhất vì sao người em nhờ Chúa bảo người anh chia gia tài cho mình? Vì người em lo lắng cho tương lai của mình. Nếu có tiền bạc của cải thì tương lai mới được bảo đảm. Trong chuyện bác phú nông, vì sao bác phú nông nói: “…hãy nghỉ ngơi, ăn uống và hưởng thụ”? Vì phú nông an tâm về tương lai của mình. Ông có đủ của cải rồi, dư dật rồi thì tương lai kể như bảo đảm.

-Người này đang nỗ lực để sở hữu, người kia đã nỗ lực và đang sở hữu. Người này cảm thấy không đủ, người kia thấy mình đủ rồi. Người này lo lắng về tương lai, người kia an tâm về tương lai. Cả hai người đều sống với nỗ lực để có nhiều của cải. Họ giống nhau ở điểm tương lai tùy thuộc vào của cải mình sở hữu. Cả hai tự lo bảo đảm tương lai. Cả hai đều đặt nền tảng cuộc đời trên chính nỗ lực của mình.

(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)    




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét