13 Có người trong dân chúng thưa với Chúa: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi!” 14 Chúa bảo người ấy: “Này anh, ai giao cho tôi nhiệm vụ xét xử hoặc chia của cho các anh?” 15 Rồi Ngài dạy họ: “Hãy đề phòng, tránh tất cả các thói tham lam, vì ý nghĩa của cuộc đời không phát xuất từ của cải dư dật.”
16 Chúa kể cho họ ẩn dụ sau
đây: “Một bác phú nông kia có ruộng được mùa. 17 Bác suy tính: ‘Thế là chẳng
còn chỗ để tích trữ hoa lợi! Ta phải làm gì nhỉ?’ 18 Bác tự nhủ: ‘Ta sẽ làm thế
này: phá mấy cái kho lúa này đi, xây lại mấy cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả
lúa thóc và sản vật vào đó. 19 Rồi ta sẽ nói với linh hồn ta rằng: Linh hồn ơi!
Mình đã có rất nhiều của cải dự trữ để tiêu xài nhiều năm, vậy hãy nghỉ ngơi,
ăn uống và hưởng thụ đi!’ 20 Nhưng Đức Chúa Trời phán với bác: ‘Hỡi người dại
dột, trong chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, thế thì những thứ mà
ngươi gom góp sẽ thuộc về ai?’ 21 Người nào gom góp của cải cho mình mà không
giàu có trước mặt Đức Chúa Trời thì cũng như thế.” (Lu-ca 12:13-21)
Thời còn đi học,
nhiều học sinh thích bài hát "Biết ra sao ngày sau?" (Que
sera, sera) Nội dung bài hát là ba câu hỏi. Khi còn bé, cô con gái hỏi mẹ: (1)Ngày
mai con sẽ ra sao? Có xinh đẹp và giàu có không? (2)Khi lớn lên, biết yêu, nên
hỏi người yêu: Ngày mai mình sẽ ra sao? Liệu có hạnh phúc bên nhau? (3)Giờ đây nàng
có con cái, chúng lại hỏi: Ngày mai con sẽ ra sao? Có đẹp trai và giàu có
không? Ba câu hỏi của hai thế hệ chỉ có một câu trả lời là: Que sera sera. Biết
ra sao ngày sau! Chuyện gì đến sẽ đến! Tương lai ra sao, nào ai biết.
Người nghe bài
hát này có thể để mặc cho con tạo xoay vần. Thế nhưng cũng có nhiều người hát
Que sera sera vẫn nỗ lực tìm kiếm và xây dựng một tương lai bảo đảm cho mình. Vì
ai biết được ngày mai, chuyện gì sẽ đến còn tùy thuộc vào hiện tại.
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu
Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét