31 20 Nàng đưa tay mở ra giúp kẻ khó khăn,
Giơ tay mình lên tiếp người
nghèo khổ.
Nàng đưa tay mở ra giúp kẻ
khó khăn, giơ tay mình lên tiếp người nghèo khổ là hình ảnh người nữ tài đức cùng chồng hướng về người xung quanh.
Mẹ của vua Lê-mu-ên khuyên người chồng phải là người lên tiếng bênh vực người cô thế, không phương tự vệ. Phán xét công minh,
bảo đảm công lý cho người cô thế. (Châm Ngôn 31:8-9) Bà cũng mô tả người vợ
mà vua cần tìm kiếm chẳng những có bàn tay chăm lo cho gia đình của mình mà còn
rộng mở bàn tay đối với người xung quanh.
Nàng đưa tay mở ra giúp kẻ
khó khăn, giơ tay mình lên tiếp người nghèo khổ là hình ảnh người nữ tài đức làm theo lời khuyên: Nếu con có đủ khả năng thì đừng từ chối làm
lành cho người xứng đáng. Đừng khất với láng giềng: “Đến mai hãy trở lại.”
(Châm Ngôn 3:27-28) Là người có ruộng, có vườn nho, chắc chắn người nữ tài
đức cũng thực hiện luật yêu thương cách cụ thể. Đừng vặt sạch vườn nho, đừng nhặt những trái nho đã rơi xuống đất. Hãy
để các phần ấy cho người nghèo và khách tạm trú. (Lê-vi Ký 19:10) Khi gặt hái thổ sản, đừng gặt sạch tận góc đồng,
cũng đừng mót lại phần đã sót. Để các phần đó cho người nghèo và khách tạm trú.
(Lê-vi Ký 23:22)
Nàng đưa tay mở ra giúp kẻ
khó khăn, giơ tay mình lên tiếp người nghèo khổ là hình ảnh người nữ tài đức không yêu thương bằng đầu môi chót lưỡi, nhưng thật lòng yêu thương người
khác và chứng tỏ tình yêu thương đó bằng hành động. (I Giăng 3:18) Sứ đồ
Gia-cơ nêu trường hợp cụ thể: Nếu anh em
gặp một người bạn đói khổ rách rưới, mà chỉ nói: “Chào anh, Chúa ban phúc lành
cho anh! Chúc anh mạnh khoẻ, no ấm!” nhưng chẳng cho họ cơm ăn, áo mặc, thì lời
nói ấy có ích lợi gì? (Gia-cơ 2:15-16)
Phục Truyền Luật Lệ Ký 15:7-11, ông Mô-se khuyên dân I-sơ-ra-ên (1)Chớ cứng lòng nắm tay lại trước mặt anh
em nghèo. (2)Khá sè tay mình ra, cho người vay món chi cần dùng trong sự nghèo
nàn của người. (3)Khá sè tay mình ra cho anh em bị âu lo và nghèo khổ ở trong xứ
ngươi. (Phục Truyền 15:11) Kẻ khó khăn, người nghèo khổ trong câu châm ngôn
này là ai? Vua Đa-vít từng than thở: Còn
tôi khốn cùng và thiếu thốn. (Thi Thiên 40:17; 70:5; 109:22) Vua mô tả hoàn
cảnh khó khăn, ngặt nghèo của mình và kêu xin Chúa mau mau đến giải cứu ông. Sự
khốn cùng và thiếu thốn của vua Đa-vít không hẳn chỉ diễn ra trong lãnh vực vật
chất mà còn diễn ra trong tâm thần, tâm linh của ông. Ngày nay bạn có sẵn sàng
xin Đức Chúa Trời dùng đôi tay của bạn để giúp người khó khăn và nghèo khổ về vật
chất lẫn tâm linh không?
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét