Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

NGÀY 25 THÁNG 8. THĂM VIẾNG(5)


5. ‘Bước đến, cầm tay đỡ... dậy.’

Nếu bạn là trưởng nhóm đi thăm viếng, sau khi biết tình trạng của đối tượng, bạn làm gì? (Tất nhiên là bạn trình lên cho Chúa (cầu nguyện), nhưng sau đó bạn làm gì?)

(1)‘Bước đến.’ Người cần giúp đỡ nhất là ai, cần gặp người đó ngay. Trong gia đình ông Si-môn lúc bấy giờ có bao nhiêu thành viên? (Ông Si-môn, vợ ông Si-môn, các con của ông bà Si-môn, bà gia ông Si-môn, ông Anh-rê) Người cần giúp đỡ nhất là bà gia của ông Si-môn, cần gặp bà ngay. 

Tiếp cận với con người cũng là tiếp cận với nan đề của người đó. Vì sao lại nói đến vấn đề này? Vì đôi khi bạn đi thăm một người, vào nhà người đó, hỏi thăm người đó, gần người đó, biết nan đề của người đó nhưng lại không tiếp cận với nan đề của người đó. Đó là lý do biết nhau nhưng chẳng giúp gì cho nhau cả.

Như vậy khi bạn ‘bước đến’ có nghĩa là bạn muốn giúp đỡ người đó.

(2)‘Cầm tay đỡ... dậy.’ Tiếp cận với người cần giúp đỡ, tiếp cận với nan đề để giải quyết cách tích cực, với mục đích làm cho tốt hơn chứ không làm cho trở nên tệ hại hơn: Sốt mà cầm tay làm cho sốt hơn, đau mà đụng đến làm cho đau hơn, buồn mà an ủi làm cho buồn hơn, vấp ngã cầm tay để mà ngã theo...

‘Cầm tay đỡ... dậy’ cũng hàm ý giúp giải quyết ngay tình trạng của đối tượng. Có giải pháp ngay, nói ngay, góp ý ngay, có lời Chúa ngay... Như vậy thăm viếng không chỉ mang ý nghĩa thăm và viếng mà còn nâng đỡ, giúp đỡ để đối diện với nghịch cảnh, và giải quyết nan đề.

Đến gần, tiếp xúc và nâng đỡ mới giúp một người một cách đúng mức.

* Bạn biết một đối tượng bạn thăm viếng và bạn đã làm gì để giúp giải quyết vấn đề của người đó?

Xuân Thu (XuânThu Sách Cơ Đốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét