6. Mẹ nào con nấy
Trong
vụ ông Gia-cốp cướp phước lành của ông Ê-sau, bà Rê-bê-ca giữ vai trò chủ động và
chính yếu. Dường như bà đã sắp đặt mọi chuyện. Trong diễn biến của vụ việc,
chúng ta thấy bà Rê-bê-ca là người hướng dẫn cho ông Gia-cốp làm điều dối trá.
Thậm chí bà sẵn sàng chịu rủa sả nếu cơ mưu bị bại lộ. (27:13) Nói ra có vẻ
thương con, nhưng thương như vậy thì thật là sai lầm.
Vì
thương con, mong con nhận được lời chúc phước mà bà Rê-bê-ca đã đẩy con từ sự
dối trá này sang sự dối trá khác.
(1)Ông
Gia-cốp nói dối về tên của mình, nói cách khác ông mạo nhận là trưởng nam.
(27:19a)
(2)Ông
nói mình đã làm theo lời cha dặn biểu. (27:19b)
(3)Ông
nói dối về thức ăn. Thịt dê mà dám nói là ‘thịt săn của con’. (27:19c)
(4)Ông
dám gán ghép Chúa vào lời nói dối của mình: nhờ Chúa mà ông nhanh chóng trở về.
(27:20)
(5)Khi
ông I-sác nghi ngờ và rờ vào Gia-cốp, ông tiếp tục xác nhận ông chính là Ê-sau.
(27:24)
(6)Khi
được bảo đến gần và hôn cha, Gia-cốp dùng cái hôn giả dối để hôn cha. (27:27)
Dối trá sinh dối trá.
Có
bậc cha mẹ nào dạy con mình nói dối không? Dù chúng ta trả lời là "Không
bao giờ!" nhưng vì muốn ý riêng của mình được kết quả chúng ta có thể đẩy
con mình vào thế dối trá nhiều lần.
Chân
thật phải trở thành đức tánh của các thành viên trong gia đình. Mọi người cần
phải loại bỏ những mưu mô, những toan tính riêng tư. Cần thay thế bằng sự chân
thật, chân thành giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ với chồng, giữa
cha mẹ với con cái.
Ngoài
ra, cha mẹ phải tin nơi quyền tể trị của Chúa. Bà Rê-bê-ca có đức tin nơi Chúa,
nhưng bà không tin nơi quyền và sự tể trị của Chúa. Bà nghĩ rằng sẽ quá trễ nếu
bà không ra tay ngay. Trước kia bà cầu nguyện, tin cậy và chờ đợi trong tinh
thần thuận phục. Giờ đây, chẳng rõ bà còn nhớ đến việc cầu nguyện hay không? Rõ
ràng là bà không chờ đợi mà còn ra tay thực hiện gấp việc của Chúa chứ không
phải là việc của bà.
(Còn
tiếp)
XuânThu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét