Ông chẳng nghi ngờ lời hứa của Thượng Đế, trái
lại đức tin ông càng thêm mạnh mẽ, và ông cứ ca ngợi Ngài. Ông tin chắc rằng
Thượng Đế có quyền thực hiện mọi điều Ngài hứa. (Rô-ma 4:20-21 – BDY)
Lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho ông Áp-ra-ham trước hết
là lời hứa về tương lai xa (làm cha của nhiều dân tộc), sau đó là lời hứa về
tương lai gần (có một người con). Ông Áp-ra-ham được 75 tuổi khi ông nhận lời hứa
này lần đầu: Ta sẽ làm cho ngươi nên một
dân lớn (Sáng Thế Ký 12:1-4). Đến khi ông được 100 tuổi, tức là gần 25
năm sau, Đức Chúa Trời nhắc lại lời hứa đó kèm theo là một lời hứa rất cụ thể: Sa-ra, vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi
ngươi đặt tên là I-sác (Sáng Thế Ký
17:15-21).
Theo
ý nghĩ của con người thì lời hứa của Đức Chúa Trời khiến ông Áp-ra-ham và bà
Sa-ra càng thêm tuyệt vọng. Họ đã cao tuổi, không còn khả năng sinh con. Vì vậy
họ có thể nghi ngờ lời hứa của Ngài. Thế nhưng Kinh Thánh viết về ông Áp-ra-ham
như thế nào?
-
C1: Chẳng nghi ngờ. Ông Áp-ra-ham chẳng
nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời. Muốn tin và cứ tin lời hứa của Chúa phải loại
bỏ mọi ý nghĩ nghi ngờ. Tin tức là hoàn toàn không vương bóng nghi ngờ, dù chỉ
là bóng mờ.
-
C2: Càng thêm mạnh mẽ. Đức tin của
ông Áp-ra-ham càng thêm mạnh mẽ. Ông Áp-ra-ham tin lời hứa của Chúa, theo thời
gian, ông cứ tin nên niềm tin đó càng ngày càng trở nên mãnh liệt. Đây là sức sống
và sức mạnh của đức tin.
-
C3: Ca ngợi Đức Chúa Trời. Đây là một
trong những cách bày tỏ đức tin. Tin trong lòng nhưng tuyên xưng đức tin qua lời
nói, việc làm. Dù chưa nhận được lời hứa nhưng ông Áp-ra-ham cứ ca ngợi Đức
Chúa Trời. Chúng ta ca ngợi Chúa, tôn vinh Chúa vì Ngài là Đấng làm thành lời hứa.
-
C4: Chắc rằng Đức Chúa Trời có quyền.
Muốn tin lời hứa của Chúa thì đương nhiên phải tin quyền năng của Ngài. Con người
hoàn toàn không có quyền hạn đối với lời hứa của Chúa, không thể làm được điều
gì ngoài việc tin rằng Chúa có quyền năng lớn lao, quyền hạn vô bờ bến và Ngài
luôn luôn hoàn thành lời hứa của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét