Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

NGÀY 18 THÁNG 10. TỪ SA NGÃ ĐẾN ĂN NĂN (9)


II. Những bước ăn năn

1. Tỉnh ngộ

Đây là ý thức của người ăn năn. Ở tận cùng con đường sa ngã cậu con mới ‘tỉnh ngộ’. Thật ra không nên đợi đến khi ngồi bên cái máng ở chuồng heo rồi mới tỉnh ngộ. Bạn có thể tỉnh ngộ ngay khi bắt đầu tính đóng tấm bảng ý riêng khi còn ở nhà Cha. Bạn đừng để đời mình bị vùi dập như cậu con rồi mới tỉnh ngộ.

Một mặt, tỉnh ngộ là thấy thực trạng của mình. Thấy mình đã sai trật, bỏ nhà cha mà đi là sai, đánh mất mối liên hệ con với cha là sai lầm. Sự sai lầm đó làm cho đời sống trở nên tồi tệ xấu xa. Mặt khác, tỉnh ngộ là thấy tình thương của cha. Thật ra cha thương yêu cậu mà cậu không chịu nhìn nhận. Cha vẫn muốn tương giao với cậu nhưng cậu không chịu.

Nếu chỉ nhận ra tình trạng của chúng ta mà không thấy tình thương của Chúa thì chúng ta sống trong thất vọng và tuyệt vọng mà thôi. Nhiều người tự kết liễu đời mình khi nhận ra thực trạng của mình mà không nhìn thấy tình yêu thương. Họ tỉnh ngộ nhưng không thấy lối thoát.

2. Thống hối

Đây là tấm lòng của người ăn năn. Ăn năn không chỉ là thừa nhận tội lỗi của mình mà còn đau buồn về những việc mình đã làm. Vua Sau-lơ nhận là vua có tội nhưng tấm lòng của vua đã bị lý lẽ làm ù lì cho nên vua không thấy đau lòng khi xúc phạm Chúa mà chỉ lo đòi người khác phải tôn trọng mình (1Sa-mu-ên 15:30). Nếu ăn năn không phát xuất từ tấm lòng thống hối thì chỉ là nhận lỗi trong tinh thần lý sự mà thôi.

Người ăn năn thật sự là người đau buồn về sự sai trái mà mình đã phạm, nhận ra mình đã quyết định và sống sai lầm, đã huỷ hoại bản thân; đau buồn vì đời sống của mình đã xúc phạm đến Chúa và người khác; đau buồn vì là con của Cha mà lại ra nông nỗi này.

(Còn tiếp)
XuânThu  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét