I.
Những bước sa ngã
1. Tôi – ý riêng
‘Xin
chia cho con, phần thuộc về con.’ (Câu 12)
Không phải đến khi người con nói: “Thưa cha, xin chia cho con phần mà con sẽ được” thì cậu mới nghĩ
đến chuyện chia gia tài. Không! Cậu ta đã nung nấu ý tưởng này lâu ngày dài
tháng trước khi thưa chuyện với cha.
Ở trong nhà cha, với địa vị làm con, có chuyện vãn với
cha nhưng cậu con chỉ nghĩ đến ý riêng của mình. Con đường hình thành trong đầu
cậu là con đường của ý riêng. Chúng ta có thể thấy hai tấm bảng chỉ về hai
hướng ngược nhau, một tấm bảng ghi chữ ý Cha, một tấm bảng ghi chữ ý riêng của
con. Tuy đang ở trong nhà cha nhưng cậu con lo đóng cái bảng ý riêng cho mình.
Cậu ước gì được sống theo ý mình, ước gì cậu được làm chủ của cuộc đời mình.
Dù cậu con có nói những lời lẽ lịch sự lễ phép với
cha: “Thưa cha”, tưởng chừng như có
mối tương giao thân tình giữa con với cha nhưng cậu không giấu nổi ý riêng, cái
tôi trong nội tâm của cậu. Vì ý riêng nên (1)cậu không coi trọng mối tương quan
với cha lẫn với những thành viên khác trong gia đình, (2)cậu lợi dụng tình yêu
thương của cha để thoả mãn ý riêng của mình. Nói chuyện với cha chỉ mong sao
đạt được ý riêng của mình. (3)cậu xem vật chất, tiền bạc là mục tiêu, là chỗ dựa
của cuộc đời mình.
Nói chuyện với cha nhưng thấy tiền của cha có giá trị
hơn là cha. Ở trong nhà cha nhưng thấy tài sản của cha có giá trị hơn là tình
yêu thương của cha. Sống trong nhà cha nhưng tâm hồn của cậu hướng về thế giới
phương xa.
Khi một người muốn theo ý riêng thì muốn làm chủ cuộc đời của mình, muốn sống theo điều mình thích. Khi
chỉ nghĩ đến mình và coi thường
các mối liên hệ với những người chung quanh, khi nương dựa nơi tiền của để quyết định
hành động và tự lo liệu cho tương lai thì đó là
những khởi điểm dẫn đến con đường sai lạc.
Bạn có đang tự đóng cái bảng ý riêng không? Có đang
coi thường mối liên hệ với Chúa không? Có coi vật chất là cứu cánh của cuộc đời
không? Bạn hãy coi chừng vì đây là khởi đầu của những bước sa ngã.
(Còn tiếp)
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét