5.
Trở ngại từ người cộng tác
Đôi khi chúng ta có thể vượt qua những
trở ngại từ người xung quanh, có thể vượt qua trở ngại từ người được giúp đỡ,
nhưng chúng ta không vượt qua được trở ngại từ những người cùng làm việc. Đám
đông thờ ơ có thể làm cho bạn nản lòng, đối tượng được giúp mà thụ động cũng có
thể gây nản lòng. Thế nhưng người cộng sự không năng động, không hợp tác cũng
có thể gây khó khăn cho bạn trong công tác phục vụ.
Chẳng mấy ai có thể làm việc một mình.
Hai người hơn một. Chúa sai các sứ đồ ra đi từng đôi. Họ phải tập làm việc với
nhau, tập khiêm nhường lắng nghe nhau, tập chịu đựng nhau, tập lo lắng cho
nhau. Tuy nhiên ngày nay rất nhiều người phục vụ trong cô đơn. Không phải Chúa bỏ
mặc họ, cũng không phải Chúa không đưa ai đến để cùng làm việc với họ, mà vì cớ
họ không làm việc với ai được.
Chúng ta có câu “chín người mười ý”,
nhiều ý kiến là tốt, nhưng dễ dẫn tới bất đồng. Ấy thế mà có người lại cho rằng
ý mình là tốt nhất và buộc người ta phải theo ý mình. Tinh thần thiếu khiêm nhường, không chịu lắng nghe nhau làm cho nhiều
người không thể hợp tác với nhau. Việc không hợp tác với nhau gây ra nhiều hậu
quả, mà nạn nhân chính là những người bại vì công việc bị bỏ dở. Ai nấy đều
muốn ‘làm theo ý mình cho là phải’ nên
rã đám.
Bản ngã, ‘cái tôi’ rất dễ chi phối công
việc mang tính cộng tác. Tinh thần tự tôn, độc tài, ích kỷ biến chúng ta thành những người hầu việc cho ‘cái tôi’ của
mình. Điều này cho thấy không phải cứ có niềm tin nơi Chúa, có lòng yêu
thương là có thể làm tốt công việc. Ông Phao-lô khuyên rằng “hãy hiệp ý với
nhau, đồng tình yêu thương, đồng
tâm, đồng tư tưởng”. Nhưng
tình trạng ‘đồng sàng mà dị mộng’ lại phổ biến giữa vòng
giới phục vụ Chúa.
Phải chăng bạn đang làm việc một mình?
Vì sao? Phải chăng vì tính tình không hợp với ai? Phải chăng người cộng sự đã
trở thành ‘trở ngại’ trên con đường phục vụ của bạn?
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét