4.
Trở ngại từ người được giúp đỡ
Đôi khi cả rừng người không làm cho
chúng ta nhụt chí, nhưng chúng ta có thể nhụt chí chỉ vì một người. Đôi khi bạn
có thể vượt qua trở ngại phát sinh từ nhiều người, nhưng lại không vượt qua
được trở ngại phát sinh từ một người. Người đó là ai? Đó là người bạn muốn giúp
đỡ.
Đối tượng được giúp là một người bại.
Dù người bại là đối tượng được phục vụ, nhưng anh ta cũng có thể trở thành
người cản trở cho sự phục vụ. Anh ta có thể gây hào hứng nhưng cũng có thể gây
nản lòng cho mấy bạn giúp anh ta. Vì sao? Vì anh ta bại, anh ta cứ nằm ì ra đó.
Anh ta luôn luôn là gánh nặng cho những người giúp anh ta cho đến khi anh gặp
Chúa. Trong suốt quá trình ‘khiêng’ anh ta đến với Chúa, anh ta không làm gì
cả, anh ta cứ ì ra đó, và có thể lắm còn than van, phản đối. Anh ta có cơ hội hoặc
không là tuỳ ở bạn. Nhưng thái độ, phản ứng và lời nói của anh ta đôi khi khiến
bạn cảm thấy rất khó chịu. Anh ta làm bạn dễ nản, dễ bực mình, dễ cáu gắt, dễ giận
và dễ buông bỏ.
Khi giúp một người, thường thường chúng
ta muốn thấy hiệu quả ngay. Chúng ta muốn người ta phải tin ngay khi chúng ta
làm chứng; người bệnh phải mạnh khoẻ ngay khi chúng ta thăm viếng. Chúng ta cầu
nguyện thì Chúa phải trả lời lập tức. Chính vì yêu sách quá đáng như vậy mà nhiều
tay ‘khiêng’ cảm thấy ‘người bại’ là gánh nặng. Vì họ cảm thấy khốn khổ khi cứ
phải ‘khiêng’ mãi một người. Tình yêu thương không còn nữa, chỉ còn gánh nặng.
Đó là chưa nói đến những tay ‘khiêng’
theo kiểu nghề nghiệp. Như lái xe ôm, chạy taxi, luôn luôn thay đổi đối tượng.
Nếu đối tượng không đáng quan tâm cho lắm thì cứ ‘khiêng’ cho nhanh rồi bỏ đại đâu đó để đi tìm cuốc ‘khiêng’ người khác là xong.
Có bao giờ bạn đứt gánh nửa chừng đối
với đối tượng bạn phục vụ không?
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét