2.
Trở ngại từ việc hy sinh
Không có niềm tin là một trở ngại, làm
mà không tin cũng là trở ngại, tin mà không làm cũng là trở ngại. Khi một người
nói tin – tưởng rằng không còn trở ngại – nhưng trở ngại vẫn còn đó nếu người
đó không làm gì để chứng tỏ mình tin, nếu người đó không dám trả giá cho điều
mình tin qua sự phục vụ.
Đôi khi cần thẩm định giá trị của niềm
tin thông qua việc làm, thông qua nỗ lực của bản thân. Không phải Chúa chỉ mong
nhìn thấy niềm tin qua ý định trong lòng bạn mà Ngài còn muốn thấy niềm tin đó
qua việc bạn làm, qua việc bạn trả giá cho điều bạn tin.
Mấy bạn của người bại tin nơi quyền
năng của Chúa, nhưng họ không thụ động, họ không ngồi đó chờ thời, trái lại họ
tích cực thể hiện điều họ tin. Họ dám trả giá cho điều họ tin. Giá họ phải trả
bắt đầu từ việc họ thuyết phục người bại bằng lòng đến gặp Chúa, rồi đến việc
‘khiêng’, rồi việc ‘tìm lối vào’, ‘leo lên nóc nhà’, dỡ mái nhà người ta, dòng
người bại xuống và sau đó sửa mái nhà cho người ta. Cũng có thể còn bị trách
móc, la lối, mắng mỏ.
Nhiều người tin, nhưng bỏ mặc – mackeno
– không ‘khiêng’, không giúp đỡ đối tượng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Nhiều người chỉ nhận chức danh, nhưng không nhận con người mà họ phải phục vụ;
chỉ ‘khiêng’ cái ghế, ‘khiêng’ tước
hiệu nhưng không ‘khiêng’ con người; hy sinh cho mình, tốn thời gian cho
mình nhưng không muốn hy sinh, không muốn mất thời gian cho con người. ‘Khiêng’
thì phải nặng, phải tốn công nhọc sức; và ‘đem tới’ cho Chúa thì phải tốn thì
giờ, phải qua nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn. Muốn phục vụ phải gác chuyện
của mình lại. Muốn tạo cơ hội cho người thì phải bỏ qua cơ hội của mình. Muốn
cho người khác hưởng thì phải hy sinh điều mình muốn hưởng.
Bao nhiêu người phải gác chuyện của
mình lại vì cớ một người? Cần bao nhiêu người hy sinh cho một người? Thiên hạ thường
nhớ và đề cao một người hy sinh cho nhiều người, nhưng ít khi nhớ đến cảnh
nhiều người hi sinh cho một người nhất là khi đương sự không có gì đáng cho
người khác phải hy sinh. Chuyện chi mà nhiều người phải tốn công nhọc sức, mất
thì giờ để lo cho một người như người bại? Sao lại chịu tổn thất công của để
sửa lại mái nhà chỉ vì một người bại?
Có người không tán đồng ý kiến cho rằng
mấy bạn của người bại đã hy sinh. Tất nhiên mấy người bạn đó không hề nhận là
họ đã hy sinh, không hề xưng là họ đã làm một việc kinh thiên động địa, đáng
ghi vào kỷ lục guiness. Họ làm như vậy
đơn giản vì tình yêu thương. Chỉ thế thôi. Ước gì nhiều người khác cũng có thể
yêu thương như mấy người bạn của người bại đã yêu thương.
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét