3. ‘Mùa Hè’ là thời gian tưới tiêu bằng
mồ hôi và nước mắt.
Người lãnh đạo nào dùng thời gian ‘Hè’
để nghỉ ngơi thì đương nhiên thất bại. Anh ta quên đi công việc và rời bỏ trách
nhiệm. Anh ta chỉ tính chuyện tổ chức du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh
và khu di tích, tắm biển, tắm bùn,...
Còn người lãnh đạo thành công biết ‘Hè’
là thời gian cần nỗ lực làm việc hơn nữa. Đây là thời gian tiếp tục gieo trồng,
vun gốc, tưới tiêu. Đây là giai đoạn chăm sóc sau khi gieo trồng đẩy mạnh sự tăng trưởng. Người lãnh đạo khôn ngoan
biết rằng muốn có một mùa thu hoạch bội thu, muốn sản phẩm có chất lượng cần
phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong suốt thời gian ‘Hè’. Phải bỏ nhiều công sức,
phải trả giá, phải hy sinh nhiều, phải cầu nguyện, chăm sóc, đôn đốc, khuyên
bảo...
4. ‘Mùa Thu’ là thời gian thu hoạch –
gặt hái, thành phẩm.
Đến thời gian Thu, người lãnh đạo thất
bại bắt đầu sống với cảm giác hụt hẫng, mất mát rồi hối tiếc vì đã bỏ qua nhiều
cơ hội quí báu, vì kế hoạch và công tác của anh ta quá nghèo nàn. Anh buồn bã
ngồi đếm ‘lá thu’, cảm thấy cô đơn, xa vắng, những cơn ho bắt đầu. Anh ta bắt
đầu ‘làm thơ’, than thở thẩn thờ, chê bai, trách móc, đổ hô cho người chung
quanh...
Còn trong thời gian ‘Thu’ người lãnh
đạo thành công vui mừng biết bao vì có thể thu hoạch những thành quả của mọi nỗ
lực, mọi trù tính, mọi kế hoạch gieo trồng và tưới tiêu. Đây là thời gian tổng
kết và vui mừng vì những điều mình đã
tính, đã trồng, đã tưới, đã làm việc khó nhọc, đã tận dụng, đã hi sinh, nay trở
thành hiện thực.
Bạn đang sống trong ‘mùa’ nào? Sống
theo kiểu người lãnh đạo thành công hay thất bại. Người lãnh đạo thuộc linh nỗ
lực làm việc trong tất cả các ‘mùa’. Làm việc bằng trí óc, với những ý tưởng,
kế hoạch, sau đó mới có thể gieo ra ý tưởng và kế hoạch. Khi đã gieo ra thì cần
vun tưới, chăm sóc, theo dõi, đôn đốc thực hiện để rồi gặt hái thành quả khi
thu hoạch. Tất cả mọi việc, mọi ‘mùa’ đều đòi hỏi nơi bạn tính kỷ luật.
Truyền đạo 3:1 viết: Phàm sự gì có thì
tiết, mọi việc dưới trời có định. Mọi
việc đều xảy ra theo thời điểm, mọi việc trên đời đều có định kỳ. (Bản Dịch mới
2002) Việc gì cũng có lúc, có thời của nó. (Bản Diễn Ý) Nếu chúng ta bỏ qua
thời điểm tức là đánh mất cơ hội. Người có kỷ luật trong công việc không bao giờ bỏ qua những thời điểm, những cơ hội để
làm việc. Đó là tính kỷ luật trong công tác lãnh đạo.
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét