33
Nhưng có một người Sa-ma-ri đang đi
đường, khi trông thấy nạn nhân thì cảm thương. 34 Ông đến gần, băng bó, lấy dầu lấy rượu đổ trên các vết thương,
rồi đỡ người ấy lên lừa, đưa về quán trọ. 35 Hôm sau, lấy hai đơ-ni-ê trao cho chủ quán và dặn: ‘Xin bác
săn sóc người này, nếu có tốn kém hơn, khi trở về tôi sẽ hoàn cho bác!’” (Lu-ca 10:33-35)
Tiền? Khi làm công tác xã hội nhiều người
nghĩ ngay đến vấn đề tiền. Phải có tiền mới có thể làm công tác xã hội cách
hiệu quả. Thật ra tiền chưa phải là yếu tố quan trọng nhất trong công tác xã
hội. Chính vì tiền mà bọn ăn cướp trấn lột và làm khổ người khác. Chủ quán là
người đã có tiền mà vẫn muốn có thêm tiền, vì mục tiêu của chủ quán là tiền
bạc. Cho nên thầy tư tế, người Lê-vi, chủ quán dù có tiền nhưng chưa chắc đã
chịu làm công tác xã hội. Về một phương diện khác, dù không có tiền, thầy tư tế
và người Lê-vi vẫn có thể giúp đỡ nạn nhân. Tiền chưa phải là điều kiện tiên
quyết trong công tác xã hội.
“Nếu có thì giờ tôi sẽ làm điều này
điều kia cho nạn nhân. Rất tiếc.” Lập luận này làm cho nhiều người mất cơ hội
phục vụ theo gương người Sa-ma-ri.
Khi nói không có thì giờ cũng có ý cho
rằng công tác phục vụ cần những người chuyên nghiệp. Nhiều người nghĩ rằng:
“Muốn phục vụ cho tốt cần có người dành trọn thì giờ, phải có chuyên môn, còn
nghiệp dư thì không kết quả.”
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét