Dĩ nhiên, chúng ta không chủ trương
‘thuê’ người phục vụ. Nhưng vì sao chúng ta không tìm được người đồng công với
chúng ta? Phải chăng vì chúng ta đòi hỏi người ta phải giống chúng ta như anh
em sinh đôi, phải hợp với chúng ta. Nói chung phải chăng chúng ta không chấp nhận
sự khác biệt. Với quan niệm đó coi chừng chúng ta trở thành ‘nạn nhân’ trong
khi làm công tác xã hội, vì chúng ta không giống ai mà chẳng ai giống chúng ta.
Chúng ta có thể tận dụng tài năng phục
vụ của một số ‘chủ quán’ vì họ cần có tiền để sống, nếu không họ sẽ trở thành
‘nạn nhân’ và chúng ta phải giúp đỡ họ. Hãy trả tiền thích đáng cho những công
việc phục vụ của họ như chúng ta đã làm. Thí dụ trả tiền xe cho người chạy xe ôm,
trả tiền xe đò khi xe đưa người khiếm thị, khuyết tật đi đến nhà thờ. Hoặc trả
tiền bác sĩ, thuốc men theo hợp đồng. Trả tiền công cho những người dạy kèm
những học sinh yếu mà chúng ta đang giúp đỡ... Tất nhiên chúng ta phải biết
cách sử dụng tiền bạc, chẳng hạn không thể dùng tiền để thuê ‘chủ quán’ chia sẻ
Phúc Âm cho nạn nhân; hoặc thuê ‘chủ quán’ săn sóc phần thuộc linh cho nạn
nhân.
Điểm khôn ngoan của người Sa-ma-ri
trong khi làm việc với những người như ‘chủ quán’ là ông ta không làm việc lâu dài.
Một phần vì ông ta không phải là người trọn thì giờ làm công tác phục vụ, một
phần vì ông ta giúp nạn nhân trong một thời gian ngắn thôi. Còn chúng ta, những
người làm công tác phục vụ lâu dài thì thế nào. Chúng ta cần khôn ngoan hơn khi
vừa kết hợp những ‘thương gia’, ‘chủ quán’ trong công tác vừa tìm kiếm những người
cùng chí hướng để hợp tác với nhau. Chớ chẳng lẽ chúng ta ôm việc làm một mình?
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét