Vì tình yêu thương mà tiếp cận nạn nhân
thì hoàn toàn khác. Đến gần để
hiểu tình cảnh của nạn nhân. Nhiều khi chúng ta nói “thấy là hiểu rồi”,
nhưng thật ra mới hiểu phần nổi, phần bên ngoài thôi. Còn phần sâu xa bên trong
thì sao?
Phải chăng người Sa-ma-ri đến gần nạn
nhân, lay cho nạn nhân tỉnh dậy rồi bắt đầu đàm đạo với nạn nhân, hỏi nạn nhân
vì sao ra nông nỗi này? Nói cách khác ông ta muốn là người ‘luôn luôn lắng
nghe, luôn luôn thấu hiểu’ rồi sau đó ông ta mới giúp nạn nhân? Chúng ta đừng
tiếp cận ‘nạn nhân’ theo kiểu máy móc như vậy. Vấn đề là chúng ta đến với ‘nạn
nhân’ để ngày càng gần nạn nhân hơn, thậm chí khi người đó ‘tai qua nạn khỏi’
thì có thể đã trở thành bạn bè của chúng ta.
Vì cớ gì bạn đến gần người khiếm thị và
khuyết tật? Vì khải tượng, vì tình yêu thương hay vì công việc? Có thể lúc đầu
khác bây giờ khác. Bạn đến gần những người khiếm thị và khuyết tật theo cách
nào? Theo cách của bọn cướp, cách của thầy tư tế, người Lê-vi, cách của chủ
quán hay cách của người Sa-ma-ri?
Bạn đến gần người khiếm thị và khuyết
tật ở mức độ nào? Bạn hiểu họ hơn, cảm thông với họ, yêu thương họ hơn hay càng
ngày càng ngộ nhận, càng mâu thuẫn, càng bất mãn và cay đắng? Muốn đến gần ‘nạn
nhân’ trong chiều hướng tích cực thì cần có cảm nghĩ tích cực. Cám ơn Chúa vì
Ngài cho bạn có cơ hội gặp ‘nạn nhân’. Thử nghĩ xem nếu bạn không có cơ hội
tiếp cận với họ thì tình trạng họ và gia đình của họ sẽ ra sao?
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét