5. Người cộng sự của người Sa-ma-ri
‘Xin bác chăm sóc..., khi trở về tôi
sẽ...’
Bạn học được điều gì trong việc làm và
câu nói của người Sa-ma-ri: Hôm sau, lấy
hai đơ-ni-ê trao cho chủ quán và dặn: ‘Xin bác săn sóc người này, nếu có tốn
kém hơn, khi trở về tôi sẽ hoàn cho bác!’
Làm thế nào để có thể giúp đỡ người
đang cần cho tới nơi tới chốn? Để tiếp tục giúp đỡ nạn nhân người Sa-ma-ri cần
có kế hoạch. Nhưng ai sẽ là người thực hiện kế hoạch? Đây là nan đề của người Sa-ma-ri
và cũng là nan đề của chúng ta.
Dù không phải là một người trọn thời
gian làm công tác xã hội, không phải là dân chuyên nghiệp nhưng người Sa-ma-ri
rất chuyên nghiệp trong phương pháp giúp đỡ nạn nhân.
- Người Sa-ma-ri là một người rất đặc
biệt khi ông ta không bắt buộc người khác phải có quan niệm và thái độ như mình.
Ông ta không nói với chủ quán rằng “tôi có công thì ông có của”, tôi đưa nạn
nhân đến quán của ông, tôi chịu tiền thuốc, còn ông chịu tiền phòng. Ông ta không
bắt buộc người khác phải giống như mình, phải có tình yêu thương như mình. Và
cũng chẳng viện cớ người khác không như mình mà ông ta bỏ cuộc. Ông ta không
nói: “Ông là chủ quán, cũng có tiền, mà không giúp nạn nhân, thì thôi, tôi bỏ
mặc, xem ai làm khổ ai.” Hoặc ngày hôm sau ông ta thanh toán chi phí rồi lẳng
lặng bỏ đi.
- Người Sa-ma-ri là người rất đặc biệt.
Ông ta không làm việc một mình. Mặc dù chủ quán không có đồng một quan niệm,
không có đồng một khải tượng, không có tình yêu thương như ông, nhưng người Sa-ma-ri
có thể cộng tác với chủ quán trong chừng mực nào đó. Ông ta rất khôn ngoan khi
dùng kỹ năng phục vụ của người chủ quán. Ông ta sẵn sàng trả tiền cho chủ quán
để có người săn sóc nạn nhân. Còn trở thành bạn của nạn nhân, thân thiết với
nạn nhân thì không phải là việc của chủ quán. Nhưng biết đâu qua cách hành xử
của người Sa-ma-ri mà chủ quán nghĩ lại rồi thay đổi cách hành xử của mình.
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét