3.
Đối diện với anh em của mình (Mối tương giao anh em)
- Sau khi xem xét mối tương giao giữa bản thân
với Đức Chúa Trời.
- Sau khi đối diện với ngọn núi bên ngoài là
những nan đề, những trở lực.
- Sau khi giải quyết “ngọn núi nghi ngờ” trong
nội tâm.
- Sau khi xem xét niềm tin của mình có phải là
“niềm tin ứng nghiệm” hay không.
Giờ đây cần xem xét mối tương giao giữa bản
thân với anh em. Tức là xem xét tình yêu thương và sự tha thứ của bản thân đối
với anh em. “Khi các ngươi đứng cầu
nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai,
thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi.” (Câu
25)
Chúa Giê-xu từng dạy: “Vậy khi anh em đem của lễ hiến
dâng đến bàn thờ, mà trực nhớ rằng có người anh em bất bình với mình, hãy để
của lễ ở đó, trước bàn thờ, đi hòa giải với anh em mình, rồi mới trở lại hiến
dâng của lễ.” (Ma-thi-ơ 5:23-24 – Bản dịch Phạm Xuân)
Trong bài cầu nguyện Chúa dạy: “Xin tha tội lỗi chúng con! Như chúng con cũng tha những người mắc tội
với chúng con!” (Ma-thi-ơ 6:12 – Bản dịch Phạm Xuân)
Thông thường:
-Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời, cầu
nguyện với đức tin nơi Chúa, dâng của lễ, ca tụng Chúa nhưng chúng ta không
chịu tha thứ cho anh em của mình.
-Chúng ta xưng nhận
tội lỗi với Chúa, cầu xin Chúa tha tội cho mình nhưng không chịu lắng nghe lời phân
trần, lời giải thích hoặc lời can gián và không chịu tha thứ cho anh em của
mình.
-Chúng ta muốn được
tưởng thưởng (tức là cầu xin rồi được nhận) nhưng không chịu tha thứ.
-Chúng ta xin Đức
Chúa Trời tha thứ cho mình, nhưng không chịu tha thứ cho anh em mình.
-Chúng ta yêu thương
Đức Chúa Trời nhưng không yêu thương anh em của mình.
-Chúng ta không thiếu tình yêu thương
đối với Đức Chúa Trời, nhưng lại thiếu tình thương với anh em mình.
Ngọn núi chúng ta
muốn quăng xuống biển là ngọn núi nào?
Hãy xem xét lại mối tương giao giữa bản thân
với Đức Chúa Trời. Ngăn trở lớn nhất trong tương giao với Chúa là tội lỗi.
Hãy xem xét lại mối tương giao với anh em của
mình. Trục trặc trong mối tương giao với anh em mình cũng là núi ngăn trở mối
tương giao với Chúa. Phải chăng cũng cần quăng ngọn núi đó xuống biển?
Hãy xem xét lại đức tin của bạn. Có còn “núi
nghi ngờ” trong lòng không?
Khi đã đối diện với Chúa và triệt hạ những núi
ngăn trở giữa bản thân với Chúa, khi đã đối diện với bản thân để triệt hạ núi
nghi ngờ trong lòng, khi đã đối diện với anh em của mình để triệt hạ núi không
tha thứ, núi thiếu tình yêu thương thì chúng ta mới có thể truyền cho những
ngọn núi khác, những trở lực khác trong đời sống “phải cất mình lên và quăng
xuống biển”.
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét