2. Thứ hai là cách của người quản gia
bất trung và dại dột. Đây là người chỉ biết sử dụng thì giờ cho cho một công việc
duy nhất: Đó là việc làm biếng. Biếng nhác là một công việc làm mất nhiều thì
giờ nhất. Dù khi biếng nhác chỉ tốn có một chút, một chút và một chút, nhưng
hậu quả của nó lại là nghèo đói và thiếu thốn (Châm Ngôn 24:33-34). Người quản
gia biếng nhác dường như chỉ gặp Chủ có hai lần, một lần khi anh ta nhận chức và
một lần bị mất chức. Dường như trong khoảng thời gian đó anh ta chẳng có quan
hệ với Chủ và với công việc chủ giao cho. Có thể lúc đầu anh ta chưa làm biếng,
nhưng do cứ trì hoãn, cứ hẹn rày hẹn mai mà anh ta trở thành người biếng nhác.
Cũng có thể anh ta không chịu ở dưới quyền ai cả, cho nên chẳng có ai để thưa với
trình, chẳng ai kiểm tra, đốc thúc cho nên anh ta trở thành chây lười.
3. Thứ ba là cách người quản gia không
biết sắp xếp và sử dụng thì giờ như thế nào cho hợp lý. Anh ta không biếng
nhác, trái lại rất siêng năng, chăm chỉ, làm công việc của chủ cách tận tuỵ.
Tuy nhiên trong khi làm việc, anh ta tốn rất nhiều thì giờ vào việc này và
chểnh mảng thì giờ trong việc khác. Hoặc anh ta làm lãng phí rất nhiều thì giờ
một cách không cần thiết. Người quản gia này cần học cách sắp xếp, tổ chức đời
sống và công việc cho hợp lý.
4. Người quản gia ngay thật và khôn
ngoan thì biết quí trọng và biết tiết kiệm thì giờ của chủ dành cho mình. Anh ta
lo sắp xếp thì giờ cho thích hợp, có kế hoạch rõ ràng. Anh ta không để lâm vào
cảnh “nước đến chân mới nhảy” cũng không sống theo kiểu đối phó với hoàn cảnh
theo kiểu “nước lên thì thuyền lên”. Nhưng anh ta biết chủ động trong việc sử
dụng thì giờ.
(Còn tiếp)
XuânThu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét