26 22 Lời kẻ thèo lẻo giống như vật thực ngon,
Vào thấu đến tận gan ruột.
22 Lời rỉ tai như của ngon vật lạ,
Nuốt vào, thoả lòng mát dạ.
Câu Châm
Ngôn 26:22 hiệp với câu Châm Ngôn 18:8 thành một đôi
Lời mách lẻo như cao lương mỹ vị,
Thấu vào lòng đến tận ruột gan.
Cả hai vế
đầu đều nói về lời thèo lẻo, còn hai vế sau nói về người nghe lời mách lẻo.
Lời nói
của kẻ mách lẻo được mô tả là sắc như gươm, độc như nọc rắn, như mũi tên bắn
lén đối tượng:
Uốn ba tấc lưỡi sắc như gươm,
Phun lời điêu ngoa như phun nọc,
Họ bắn lén người vô tội,
Không ngại ngùng, bất chợt nhả tên
(Thi Thiên 64:3-4).
Còn những
lời rỉ tai thì ví như của ngon vật lạ, nuốt
vào, thoả dạ mát lòng. Rỉ tai, nghĩa là thì thầm, nói riêng ở chỗ kín đáo
làm cho người nghe cảm thấy mình thật quan trọng, có “đặc ân” được nghe “chia sẻ”
những chuyện “thâm cung bí sử”. Chuyện gây tổn thương cho người ta mà “người đối
tác” cảm thấy như “cao lương mỹ vị”.
Động từ
“nuốt vào” mô tả sự thích thú, khoái trá của người được nghe những lời mách lẻo.
Thưởng thức “cao lương mỹ vị” kiểu đó thì thật là “phàm phu tục tử” (thấp kém,
thô lỗ). Rồi khi “nuốt vào” thì cảm thấy “thoả dạ mát lòng”. Những điều không
đáng nghe, những việc không đáng nói, “gieo mầm xung đột”, “chia rẽ bạn thân”
mà lại xem là “món ngon”. Chỉ có người “cùng hội cùng thuyền” với kẻ mách lẻo mới
thưởng thức những món đó.
Kẻ làm ác thích nghe lời phỉnh dối,
Người giả trá mê theo lời giảo quyệt.
(Châm Ngôn 17:4)
Không
nghe lời rỉ tai của kẻ thèo lẻo, không xem lời mách lẻo như món ngon vật lạ,
không đụng đến “cao lương mỹ vị” của kẻ thèo lẻo thì bạn mới có thể thưa với
Chúa:
Con sẽ loại trừ lòng hư hoại,
Và lánh xa loài gian ác,
Con sẽ tiêu diệt kẻ ném đá giấu tay,
Không chấp nhận mắt kiêu căng lòng tự đại.
(Thi Thiên 101:4-5)
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét