26 15 Kẻ biếng nhác thò tay mình trong đĩa,
Lấy làm mệt nhọc mà đem nó lên
miệng.
15 Như người mỏi mệt ê chề,
Tay thò vào đĩa, lười đưa lên mồm.
(Bản Hiện Đại)
Châm
Ngôn 26:14 mô tả kẻ biếng nhác trên giường mình. Châm Ngôn 26:15 kẻ biếng nhác
đã rời khỏi giường và ngồi ở bàn ăn. Câu Châm Ngôn này nhắc lại Châm Ngôn
19:24:
Kẻ biếng nhác thò tay mình trong đĩa,
Rồi không thèm đem nó lên miệng mình nữa.
Chẳng rõ
kẻ biếng nhác đã chịu làm việc nên có miếng ăn, vì ai không chịu làm việc, cũng đừng nên ăn. (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:10), hay
đây là bữa ăn từ thiện?
Sự việc “miệng”
sẵn sàng ăn nhưng “tay” lấy làm mệt nhọc
khiến chúng ta nghĩ rằng phải chăng có người đã lôi kẻ biếng nhác ra khỏi giường
để làm việc. Sau khi làm việc, kẻ biếng nhác lui về thói quen cũ đến nỗi tự phục
vụ mà cũng làm biếng. Người không đưa thức ăn lên miệng được chỉ có thể là trẻ
em, người già, người bị bệnh nặng, hoặc tay có vấn đề và… người làm biếng. Đã
là dân làm biếng rồi thì ở đâu cũng làm biếng, hoàn cảnh nào cũng làm biếng, có
việc gì cũng làm biếng.
Sự việc “miệng”
sẵn sàng ăn nhưng “tay” lấy làm mệt nhọc
là vấn đề liên quan đến “tay” và “miệng” của người biếng nhác. Có lời khuyên dành
cho “tay”: “Mọi việc tay ngươi làm được,
hãy làm hết sức mình; vì dưới Âm phủ, là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm,
chẳng có mưu kế cũng chẳng có tri thức hay là sự khôn ngoan.” (Truyền Đạo 9:10)
Và cũng có lời cảnh cáo: tay lười biếng
suốt đời nghèo khó. (Châm Ngôn 10:4)
Vì lợi
ích của bản thân, tay làm hàm nhai là chuyện tất nhiên. Còn người “thò tay vào
đĩa” nhưng lại “lười đưa lên mồm” là kẻ làm việc nửa vời. Không làm việc đến
nơi đến chốn, cũng chỉ là kẻ biếng nhác mà thôi. Dù có ngồi ở bàn ăn, dù thức
ăn sẵn sàng, sự ước ao của kẻ biếng nhác
giết chết nó; bởi vì hai tay nó không khứng làm việc. (Châm Ngôn 21:25)
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét