26 16 Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan
Hơn bảy người đáp lại cách có
lý.
16 Tuy nhiên, hắn tự nhủ là:
‘Bảy người khôn sánh đâu bằng
mình ta!’
(Bản Hiện Đại)
Thoạt
tiên kẻ biếng nhác nằm trong giường, chẳng làm gì ngoài ra nằm sấp, rồi nằm ngửa
(Châm Ngôn 26:14). Khi ngồi ở bàn ăn, cũng chẳng chịu làm việc gì ngoài việc
thò tay vào đĩa (Châm Ngôn 26:15). Vậy mà kẻ biếng nhác vẫn tự cho rằng mình là
khôn ngoan (Châm Ngôn 26:16).
Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan. Châm Ngôn vừa quan sát bề ngoài vừa lột tả ý
nghĩ của kẻ biếng nhác. Dù chưa nói ra nhưng người khôn ngoan biết kẻ biếng
nhác suy nghĩ ra sao.
Kẻ biếng
nhác nghĩ mình khôn ngoan. Thật là lố bịch. Người khôn ngoan có thể trở nên người
kiêu ngạo, còn người vừa làm biếng, vừa ngu dại mà tự nghĩ mình là khôn ngoan
thì không thể hiểu nổi. Sự khôn ngoan của kẻ biếng nhác là sự khôn ngoan không
kính sợ Đức Chúa Trời. Chính vì thế Châm Ngôn xếp kẻ biếng nhác chung với kẻ
ngu dại.
Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan hơn bảy
người đáp lại cách có lý. Một kẻ biếng nhác so với bảy người khôn
ngoan. Chắc kẻ biếng nhác cho rằng mình là “châu chấu đá voi”!
Sự khôn
ngoan như một công trình được xây dựng một cách hoàn hảo. Khôn ngoan xây dựng lâu đài, chạm bảy cột trụ. (Châm Ngôn 9:1) Còn
kẻ biếng nhác chẳng xây dựng điều gì cả, chẳng chạm trổ bảy cột trụ mà nghĩ rằng
mình khôn ngoan hơn. Chẳng khác gì người dại dột so sánh ngôi nhà sụp đổ của
mình với ngôi nhà của người khôn ngoan.
Người
khôn ngoan cần có người tư vấn, giúp đỡ. Dù là vua, như vua Ạt-ta-xét-xe cũng cần
quân sư. Trong bức thư trao cho ông E-xơ-ra, vua viết: Ta và bảy vị quân sư sai ngươi đi thăm dò cho biết người Giu-đa và
Giê-ru-sa-lem có tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời… (E-xơ-ra 7:14) Còn kẻ
biếng nhác, vua lười, cho rằng mình chẳng cần người khôn ngoan giúp đỡ, mà lại
còn nghĩ rằng mình có thể đối đáp với bảy người khôn ngoan tức là với toàn thể
người khôn ngoan. Đây là hình ảnh của người cố chấp, không chịu lắng nghe lời
khuyên, không thừa nhận mình sai dù bị đuối lý.
Oaktreevu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét