Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Ngày 5 tháng 4. BÉ CHẲNG VIN CẢ GÃY CÀNH

22    6 Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo;
               Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.

           6 Dạy trẻ thơ nẻo chính đường ngay,
              Dù đến già nó chẳng đổi thay.
              (Bản Hiện Đại)

-“Hãy dạy trẻ thơ” là lời khuyên, lời khích lệ và lời cảnh báo đối với người có thiên chức và trách nhiệm giáo dục. Đức Chúa Trời phán: “Ta đã chọn Áp-ra-ham để người dạy dỗ con cháu và gia nhân vâng giữ đạo ta, làm điều công chính cương trực, nhờ đó ta có thể thực thi các lời ta hứa với Áp-ra-ham.” (Sáng Thế Ký 18:19) 
-Câu Châm Ngôn cho chúng ta biết trẻ thơ là đối tượng để giáo dục. Từ ngữ “trẻ thơ” khiến chúng ta nghĩ đến độ tuổi dưới 6 tuổi đến 13 tuổi. Thật ra đối với các bậc cha mẹ,  thiếu niên, thanh niên vẫn là “trẻ thơ”. Cha mẹ tưởng con cái đã lớn rồi, hoặc con cái còn trẻ thơ mà cho rằng mình đã lớn, không cần ai dạy hoặc khuyên bảo thì thật là nguy hiểm.
-Câu Châm Ngôn cho chúng ta biết tiến trình của việc giáo dục. Nhiều người nói “dạy dỗ” mà thật ra là “doạ giẫm” hoặc “dùng biện pháp mạnh (như đánh đập). Thật ra trong dạy dỗ có cảnh cáo, khiển trách, sửa trị, đòn roi nhưng không phải chỉ “doạ” và “dập”. Từ ngữ “dạy” bao gồm nói, chỉ dẫn và tập tành (luyện tập thể hiện). Nhiều người dạy dỗ không đầy đủ, chỉ nói suông, truyền đạt lý thuyết mà không có phần thực hành, không theo dõi kiểm soát, chấn chỉnh. Ông Mô-se truyền lệnh cho ông Giô-suê: “Ngươi phải nhóm hiệp dân sự, nào người nam, người nữ, nào con trẻ và khách lạ ở trong các thành của ngươi, để chúng nghe, tập kính sợ Gia-vê Đức Chúa Trời ngươi, và cẩn thận làm theo các lời của luật pháp này.” (Phục Truyền 31:12) Dạy bao gồm tổ chức (nhóm hiệp), trình bày (để nghe), tập tành thể hiện (tập kính sợ Chúa) rồi mới đến việc tuân giữ, thi hành (cẩn thận làm theo).       
-Câu Châm Ngôn cho chúng ta biết nội dung giáo dục là dạy con đường phải theo (nẻo chính đường ngay). Cha mẹ tin Chúa (1)phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức yêu kính Chúa Hằng Hữu; (2)phải ghi lòng tạc dạ lời Chúa; (3)phải ân cần dạy dỗ cho con cái mình khi ở nhà, lúc ra ngoài, khi đi ngủ, lúc thức dậy. (Phục Truyền 6:5-6)      
-Câu Châm Ngôn cho chúng ta biết kết quả lâu dài của việc giáo dục. Những nguyên tắc, khuôn mẫu, thói quen tốt được ghi khắc và bén rễ trong cuộc đời khi còn trẻ thơ sẽ tiếp tục phát triển và theo đuổi suốt cuộc đời. 
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét