22 15 Sự ngu dại vốn buộc vào
lòng con trẻ.
Song roi răn phạt sẽ làm cho sự
ấy lìa xa nó.
15 Nghiêm trị, giáo hoá thiếu nhi,
Giải thoát lòng chúng khỏi điều
dại si.
(Bản Hiện Đại)
-Con
trẻ ngu dại như thế nào? Người ta nói trẻ em ích kỷ, bướng bỉnh, thiếu kiên nhẫn,
lười biếng, bất mãn, nói dối, kiêu ngạo, nổi loạn. Trẻ em có những suy nghĩ ngu
dại, cảm xúc ngu dại, ăn nói lẫn cư xử ngu dại… Nói chung là tâm trí ngu dại,
tình cảm ngu dại phát sinh hành động ngu dại.
-Câu
Châm Ngôn cho biết sự ngu dại của con trẻ bắt nguồn từ trong “lòng”, sâu xa tận
tâm địa, từ bản chất dù con trẻ còn nhỏ tuổi. Vua Đa-vít đã nói về bản chất thật
sự của ông: Kìa, tôi sanh ra trong sự
gian ác. Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi. (Thi Thiên 51 :5) So sánh
ông với kẻ ác khi còn trong bụng mẹ thì chẳng có gì khác nhau: Kẻ ác lầm lạc từ trong bụng mẹ, vừa chào đời
đã biết dối gian. (Thi Thiên 58:3) Cả hai từ khởi đầu đã là tội lỗi và lầm
lạc.
Giống
như gai gốc, sự ngu dại sinh sôi nảy nở, phát triển tràn lan trong tâm hồn đứa
trẻ. Những suy nghĩ xấu xa, những thói quen xấu, những việc làm ngu dại gắn chặt
vào lòng, ràng buộc đứa trẻ. Sứ đồ Phao-lô tâm sự: “Tôi biết chẳng có điều gì tốt trong tôi cả - tôi muốn nói về bản tính
cũ của tôi. Dù tôi ước muốn làm điều tốt, nhưng không thể nào thực hiện. Tôi chẳng
làm điều xấu mình không muốn. Khi tôi làm điều không muốn, không phải chính tôi
làm nữa, nhưng tội lỗi chủ động trong tôi.” Sau đó ông giải đáp: “Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi ách nô lệ của thể
xác tội lỗi hư hoại này? Tạ ân Đức Chúa Trời, tôi được giải cứu nhờ Chúa Cứu Thế
Giê-xu. Chúa chúng ta.” (Rô-ma 7:18-19, 25)
-Sách
Châm Ngôn không phủ nhận vai trò giải cứu của Đức Chúa Trời, nhưng ở đây câu
Châm Ngôn đặt nặng biện pháp kỷ luật đối với con trẻ. Khi lời khuyên không tác
dụng đối với thiếu nhi thì roi vọt là cách dạy dỗ hiệu quả nhất. Roi vọt giáng trên lưng kẻ u mê (Châm Ngôn
10:13b) Dùng roi không phải là ghét bỏ mà là thương yêu. Người biết thương con không quên sửa trị nó.
(Châm Ngôn 13:24b) Nhờ roi vọt mà đứa trẻ được giáo hoá và giải thoát khỏi
những điều dại dột. Dĩ nhiên không đánh đập cách tàn nhẫn vô nhân đạo.
Để
dạy dỗ chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng sự sửa phạt. Này con, đừng coi thường sự sửa phạt của Chúa Hằng Hữu. Đừng bực mình
khi Ngài trừng trị. Vì Chúa Hằng Hữu sửa
dạy người Ngài thương yêu, như cha đối với con yêu dấu. (Châm Ngôn
3:11-12)
Oaktreevu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét