Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Ngày 18 tháng 4. HIỆN TẠI LÀ CƠ HỘI

22     19 Ngày nay ta đã dạy cho con hiểu biết các điều đó,
                Để con có lòng tin cậy Đức Gia-vê.

           19 Để con đặt hết niềm tin cậy vào Đức Chúa Trời,
                Đây là điều ta dạy con hôm nay.
               (Bản Hiện Đại) 

-Giáo dục khi nào? Ông Mô-se nói với dân I-sơ-ra-ên: “Ngày nay, các ngươi hãy nhìn biết những lời răn dạy của Gia-vê Đức Chúa Trời các ngươi…”, “ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi phước lành và sự rủa sả”, “nếu chăm chỉ nghe các điều răn ta truyền cho các ngươi ngày nay”, “phải gìn giữ hết thảy điều  răn mà ta truyền cho ngươi ngày nay”, “phải cẩn thận làm theo hết thảy những luật lệ và mạng lệnh mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi.” (Phục Truyền 11:2, 26, 13, 8, 32) Vua Sa-lô-môn nói với con của mình: “Ngày nay ta đã dạy cho con…” Từ ngữ “ngày nay”, “hôm nay” nhấn mạnh đến tính cấp bách trong dạy dỗ, khuyên bảo. Người có trách nhiệm giáo dục phải làm tròn trách nhiệm truyền đạt ngay hôm nay. Hiện tại là cơ hội, không nên đợi ngày mai. “Ngày nay”, “hôm nay” cũng nhấn mạnh đến việc người được giáo dục có mặt và lắng nghe. Ngày hôm nay họ được nghe, được dạy dỗ.
-Giáo dục điều gì? Nội dung truyền đạt là sự khôn ngoan thông sáng. Không phải truyền đạt khôn ngoan thông sáng của trần gian nhưng khôn ngoan thông sáng thiên thượng. Đây là sự khôn ngoan am hiểu sự kính sợ Chúa Hằng Hữu và tìm được tri thức về Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 2:5), khôn ngoan kính sợ Đức Chúa Trời, xa lánh điều ác (Châm Ngôn 3:7b). Sự khôn ngoan đem đến mối liên hệ với Đấng Khôn Ngoan, cứu rỗi linh hồn, biến đổi họ thành người công chính thắng hơn những cạm bẫy tội lỗi.  
-Tuyệt điểm của giáo dục, day dỗ, khuyên bảo là gì? Không dừng lại ở tâm trí hiểu biết, không dừng lại ở tình cảm, không dừng lại ở khâu thực hành. Tuyệt điểm của giáo dục, dạy dỗ, khuyên bảo là đức tin nơi Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô chia sẻ: “Nếu chưa nghe nói về Chúa, làm sao biết mà tin?” (Rô-ma 10:14b) Bác sĩ Lu-ca viết Phúc Âm Lu-ca để ông Thê-ô-phi-lơ “thấu đáo rằng những giáo lý ông đã học hỏi là xác thực” (Lu-ca 1:4), nhờ đó vững vàng trong đức tin nơi Chúa Giê-xu Cứu Thế. Sứ đồ Giăng cũng vậy, mục tiêu của Phúc Âm Giăng là “những điều này được ghi lại để anh chị em tin rằng Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời, và qua niềm tin anh chị em được sống trong danh Ngài.” (Giăng 20:31)
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét