20 10 Hai
thứ trái cân, và hai thứ lường,
Cả hai đều gớm ghiếc cho Đức
Gia-vê.
10 Người dùng cân lường gian trá,
Bị Chúa Hằng Hữu khinh miệt.
(Bản Hiện Đại)
Trong
dân gian có thành ngữ “buôn gian, bán lận” để lên án tinh thần lừa dối, mánh
khoé trong buôn bán. Cách gian lận thường diễn ra khi cân, đong, đo, đếm. Câu
Châm Ngôn này đề cập đến “hai thứ trái cân và hai thứ lường” để biểu trưng về
việc buôn bán không ngay thẳng có lợi cho mình nhưng lại thiệt hại cho người
khác.
Một nông
dân dùng cân lường gian trá, ăn cắp được bao nhiêu nông sản trong một vụ mùa? Một
trạm xăng bơm thiếu 10% xăng dầu cho khách, ăn cắp được bao nhiêu lít lăng
trong một tháng? Một người làm việc không đủ giờ qui định, mỗi ngày dùng 30
phút để làm việc riêng, mỗi tháng ăn cắp bao nhiêu giờ của chủ? Xem ra “ăn cắp”
mỗi lần một chút sẽ “tích tiểu thành đại” và trở thành “ăn cướp”.
Nếu con
người ghét việc cân lường gian trá một thì Đức Chúa Trời ghét mười. Ngài gớm
ghiếc (khinh miệt) người cân và lường
gian trá.
Chúa Hằng
Hữu ghê tởm chiếc cân gian,
Nhưng quả
cân đúng làm Chúa đẹp lòng.
(Châm
Ngôn 11:1)
Trong bảng
liệt kê những kẻ gian ác không bao giờ được vào Nước Trời gồm có: người gian dâm, thờ thần tượng, ngoại tình,
tình dục đồng giới, người trộm cắp, tham lam, nghiện rượu, chửi rủa, bóc lột (I
Cô-rinh-tô 6:9-10). Người dùng cân lường gian trá bị xếp chung với người trộm
cắp, tham lam và bóc lột.
Sứ đồ
Phao-lô khuyên những tín hữu trong Hội thánh đang làm công cho người khác phải
có bàn tay của kẻ tôi tớ. Có 5 yêu cầu nơi bàn tay của họ: (1)vâng phục chủ mình, (2làm đẹp lòng chủ trong mọi việc, (3)không cãi
trả, (4)không ăn cắp vật chi, (5)tỏ lòng trung thành trọn vẹn. Trong năm điều
đó, ăn cắp là điều dễ vi phạm nhất.
Vì Chúa sắp đặt các loại cân chính xác, quả cân
đúng Ngài đã để trong bao (Châm Ngôn 16:11), cho nên:
Chúa
công chính yêu điều ngay thẳng,
Người
lành ngay sẽ nhìn thấy mặt Ngài.
(Thi
Thiên 11:7)
Oaktreevu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét