20 19 Kẻ
nào đi thèo lẻo bày tỏ điều kín đáo;
Vậy, chớ giao thông với kẻ hay
hở môi quá.
19 Người mách lẻo tiết lộ điều bí mật,
Con đừng nên giao dịch với kẻ hở
môi.
(Bản Hiện Đại)
“Mách lẻo
dẻo môi, lôi lên đình, trình ông lý, ký vào sổ, tống cổ vào nhà giam”. Chẳng ai
ưa người mách lẻo, nhất là nạn nhân của người mách lẻo. Câu Châm Ngôn này cho
biết đặc điểm của người mách lẻo là “hở môi”.
Vì “môi
hở”, vì “lưỡi dài” nên kẻ thèo lẻo nói nhiều, nói đủ thứ chuyện. Điều kín đáo,
chuyện bí mật mà người mách lẻo tiết lộ là những tin tức liên quan đến đời sống
riêng tư của người không có mặt vào lúc “buôn dưa lê” đó.
Đứa mách
lẻo rêu rao chuyện kín giấu,
Người
tín trung bảo mật chuyện riêng tư.
(Châm Ngôn 11:13)
Đó là những
tin đồn, tin truyền miệng, những việc không đúng sự thật, hoặc được thêm thắt,
thêu dệt về cá nhân của người vắng mặt.
Hai nạn
nhân của người mách lẻo là (1)người bị làm “đối tượng” không có mặt nhưng được
nói đến trong câu chuyện, và (2)người “đối tác” là người có mặt và nghe kẻ mách
lẻo nói chuyện.
Để đối
phó với kẻ mách lẻo, bạn đừng chấp nhận làm đối tác của hắn. Bạn có thể dùng những
biện pháp “bịt tai” của mình và “bịt miệng” kẻ mách lẻo khi hắn bắt đầu bài ca
mách lẻo. Nhiều người không phải là “đối tượng” nhưng lại thích làm “đối tác” của
hắn.
Biện
pháp mạnh hơn là không liên hệ với kẻ mách lẻo. Khi dứt khoát không làm “đối
tác” của kẻ mách lẻo thì trước sau gì bạn cũng trở thành “đối tượng” của hắn.
Riêng bạn,
bạn bảo mật được không? Hay là bạn cũng hở môi dài lưỡi? Bạn muốn được nhắc đến
là kẻ ngồi lê đôi mách hay là người đáng tin cậy? Hãy kềm chế miệng lưỡi của bạn.
Nếu không nói được điều tốt đẹp, tốt hơn hết là đừng nói gì cả.
Tôi tự nhủ, sẽ cố giữ gìn
Không để cho lưỡi tôi phạm tội,
Và khi kẻ ác xuất hiện,
Tôi sẽ khoá chặt miệng.
(Thi Thiên 39:1)
Oaktreevu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét