20 16 Hãy cầm
lấy áo hắn, vì hắn có bảo lãnh cho người
khác.
Hãy buộc họ một của cầm, bởi họ đáp thế cho người đàn
bà lạ.
16 Phải nắm áo người bảo lãnh,
Nhất là bảo lãnh cho người xa
lạ.
(Bản Hiện Đại)
Sa-lô-môn
là vị vua khôn ngoan và rất giàu có. Các con của vua lớn lên trong sự giàu có
nhưng chưa có sự khôn ngoan. Vua không muốn người khác lợi dụng sự giàu có của
mình, đồng thời lo dạy các con khôn ngoan trong các mối liên hệ. Sách Châm Ngôn
nhiều lần cảnh báo việc bảo lãnh cho người sơ giao, người lạ mặt (Châm Ngôn
6:1-5; 11:15), vội vàng bảo lãnh (Châm Ngôn 17:18), không có khả năng tài chánh
để bảo lãnh (Châm Ngôn 22:26-27), bảo lãnh cho người xa lạ. (Châm Ngôn 27:13)
Người đứng
ra bảo lãnh cho người khác là người chấp nhận rủi ro, tỏ ra can đảm nhưng quyết
định có thể hấp tấp hoặc phát xuất từ tánh bốc đồng, điên dại hoặc cả tin. Bảo
lãnh cho người mà mình không biết rõ là một sự liều lĩnh ngu dại. Kẻ dại đâm đầu hướng tới tai hoạ. Kẻ ngây
ngô tin hết mọi điều. Người thận trọng dè dặt từng đường đi nước bước. (Châm
Ngôn 22:3b; 14:15)
Để người
bảo lãnh ý thức việc làm và trách nhiệm của mình, để giao dịch không bị lợi dụng,
không bị thiệt hại, cần có sự bảo đảm. Sự bảo đảm này không phải bằng lời nói
mà bằng vật thế chấp hoặc tiền đặt cọc. Khi
một người cho anh em mình mượn bất kỳ vật gì, không được vào nhà người ấy để lấy
vật thế chân. Nhưng người cho vay phải đứng bên ngoài, đợi ngưòi ấy đem vật thế
chân ra. (Phục Truyền 24:10-11)
Một người
khôn ngoan khi giao dịch sẽ không đặt sự tin tưởng vào người xa lạ, sẽ không mạo
hiểm trong vấn đề tài chánh. Nếu có khả năng tài chính, nên chăng bày tỏ lòng
yêu thương bằng cách giúp đỡ người nghèo qua một kế hoạch thay vì đợi đến khi họ
nợ nần rồi mới đứng ra bảo lãnh với vô vàn lo âu và rủi ro.
Oaktreevu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét