Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Ngày 28 tháng 2. QUYỀN HÀNH TỐI CAO


21 1   Lòng của vua ở trong tay Đức Gia-vê
              khác nào dòng nước chảy,
              Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào
              tuỳ ý Ngài muốn.

         1  Lòng vua như nước trong tay Đức Chúa Trời,
              Tay nghiêng bên nào nước chảy về bên ấy.
              (Bản Hiện Đại)

Nhiệm vụ của người dân là cầu nguyện cho “vua”. Trước hết, ta khuyên dặn con phải cầu xin, khẩn nguyện, cảm tạ và cầu thay cho mọi người, cho Nhà nước, cho các cấp lãnh đạo, để chúng ta được sống thanh bình, yên tĩnh trong tinh thần đạo đức đoan chính. Đó là điều tốt và đẹp lòng Đức Chúa Trời, Cứu Chúa chúng ta. (I Ti-mô-thê 2:1-3) 
Chúng ta có cầu nguyện theo như Kinh Thánh dạy không? Hiếm khi cầu nguyện cho “vua” nhưng chúng ta lại muốn “vua” quyết định theo ý của chúng ta. Quyền hạn ở trong tay “vua”, dầu vậy câu Châm Ngôn này cho biết thật ra quyền hành ở trong tay Đức Chúa Trời.
Chính vì tin Đức Chúa Trời có quyền hành tối cao nên ông Nê-hê-mi cầu nguyện trước khi xin vua sai ông về Giê-ru-sa-lem để xây lại tường thành. (Nê-hê-mi 2:4-5) Mặc dù vua quyết định, vua bằng lòng sai đi, vua thoả mãn mọi điều ông Nê-hê-mi thỉnh cầu, nhưng nhờ Đức Chúa Trời thôi thúc vua thực hiện. (Nê-hê-mi 2:8b)
Đấng biết trước lịch sử của dân I-sơ-ra-ên đã dùng vua của các nước giúp đỡ họ hồi hương. Chúa phán: “Này ta sẽ đưa tay trên các nước, dựng trụ cờ giữa các dân tộc. Họ sẽ bồng ẵm và kiệu con cái ngươi trên vai. Các vua sẽ làm cha nuôi, các hoàng hậu sẽ làm vú em săn sóc chúng. Các vua chúa, các lãnh tụ sẽ cúi mọp xuống đất lau chân ngươi. Lúc ấy, ngươi sẽ biết ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; ai trông đợi ta sẽ chẳng bao giờ hổ thẹn.” (Ê-sai 49:22-23)
Đấng biết trước lịch sử của thế giới bày tỏ cho tiên tri Đa-ni-ên nhìn thấy mười sừng trên đầu con thú là mười lãnh tụ sẽ nổi lên. Nhưng có một lãnh tụ nổi lên sau, khác các lãnh tụ kia. Lãnh tụ này sẽ tiêu diệt ba vị nổi lên trước. (Đa-ni-ên 7:24) Rồi Đức Chúa Trời giải thích cho sứ đồ Giăng rằng: Mười sừng có nghĩa là mười vua chưa lên ngôi. Họ sẽ nắm quyền hành, trị vì trong một giờ với con thú. Rồi họ đồng lòng trao quyền hành và uy lực lại cho con thú. (Khải Huyền 17:13-14) Những sự kiện đó được Kinh Thánh báo trước: Đức Chúa Trời thúc giục họ thi hành ý định của Ngài, khiến họ đồng lòng trao nước của mình cho con thú để Lời Ngài được ứng nghiệm. (Khải Huyền 17:17)
Vua cầm quyền nhưng Đức Chúa Trời điều khiển vua.
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Ngày 27 tháng 2. SỬA DẠY LÀ YÊU THƯƠNG

20  30 Những thương tích và dấu vít làm cho sạch điều ác,
             Và roi vọt thấm vào nơi kín đáo của lòng.
       30 Thương tích roi vọt
            Tẩy sạch tà tâm.
           (Bản Hiện Đại)
Câu Châm Ngôn này không có ý khuyên con người hành xác, tự gây đau đớn cho thể xác để được sạch tội tâm linh; cũng không có ý dạy con người được tẩy sạch tội lỗi nhờ chịu trừng phạt.
Thế giới ngày nay đề cao và bảo vệ con người đến nỗi khi dạy con em phụ huynh không được phép đánh đòn chúng. Còn ở một số nơi thiên hạ không trừng phạt đích đáng kẻ tạt a-xít, hãm hiếp, giết người,… Nhờ nhiều tiền, thầy cãi hay, can phạm có thể thoát bị “đánh đòn”. Vì thế tội ác gia tăng, kẻ có ác tâm không kiêng dè mà cứ phạm tội. Đừng quên rằng trừng phạt, đòn roi chẳng những cần thiết đối với con người mà Đức Chúa Trời cũng sử dụng. Chúa phán: “Ta sẽ trừng phạt tội ác của họ, bằng cây gậy và cây roi.” (Thi Thiên 89:32) Trừng phạt, đòn roi không phải là ghét bỏ mà là thương yêu (Châm Ngôn 13:24), không phải là tuyệt vọng mà “còn hy vọng” thay đổi “để không sa chốn diệt vong” (Châm Ngôn 19:18) 
Câu Châm Ngôn nhấn mạnh giá trị và hiệu quả của biện pháp trừng phạt bằng “roi vọt”. Đôi khi cha mẹ hỏi đứa con phạm lỗi: “Việc con làm đáng đánh bao nhiêu roi?” Chắc chắn việc trừng phạt gây nên “những thương tích và dấu vít”, tức là đau đớn về thể xác và “dấu vít” trên cơ thể và trong tâm hồn. Việc đau đớn phải tương ứng với hành vi tội lỗi nặng hay nhẹ. Nhưng “đừng đánh quá” cũng như “đừng làm cho một người anh em mình ra hèn hạ” (Phục Truyền 25:2-3).
Vế thứ hai của câu Châm Ngôn mô tả cây roi đánh xuống không những (1)làm cho đau đớn, (2)để lại “dấu vít” mà còn (3)“thấm vào nơi kín đáo của lòng”. “Đòn roi” thấu đến tâm can của con người (Châm Ngôn 17:10; 20:27) khiến họ sực tỉnh ăn năn sửa đổi. 
Chính vì thế mà Kinh Thánh khuyên: Này con, đừng coi thường sự sửa phạt của Chúa Hằng Hữu, đừng bực mình khi Ngài trừng trị. Vì Chúa Hằng Hữu sửa dạy người Ngài yêu thương, như cha đối với con yêu dấu. (Châm Ngôn 3:11-12)
Xin cho người công chính đánh con, – đánh thế là thương. Xin để họ quở con, – quở thế là thoa dầu cho đầu con. Đầu con hẳn không từ chối. (Thi Thiên 141:5)
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 




Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Ngày 26 tháng 2. GIÀ TRẺ NƯƠNG NHỜ NHAU

20 29 Sức lực của gã trai trẻ là vinh hiển của người,
                Còn tóc bạc là sự tôn trọng của ông già.

          29 Người trai tráng nhờ sức mạnh mà vẻ vang,
                Bậc lão thành vinh quang vì tóc bạc.
                (Bản Hiện Đại) 

Giới trẻ (thế hệ kế thừa) không tôn trọng người già (thế hệ tiền bối). Ngược lại người già lại coi thường bọn trẻ. Hai thế hệ trở thành đối thủ của nhau. Làm thế nào thu hẹp khoảng cách giữa hai thế hệ? Câu Châm Ngôn này khuyên cả hai thế hệ hãy nhìn nhận nhau và nương nhờ nhau như trẻ cậy cha, già cậy con.
Khi viết thư cho Hội thánh, sứ đồ Giăng nhấn mạnh trải nghiệm, sự hiểu biết của giới phụ lãp. Còn đối với thanh niên, ông viết về sức mạnh. Vậy, tôi xin nói với các bậc phụ lão, những người đã biết Chúa vĩnh cửu, và với các bạn thanh niên khoẻ mạnh biết giữ Lời Chúa trong lòng và đã thắng Sa-tan. (I Giăng 2:14) Cả hai thế hệ đều có mối liên hệ với Chúa và đều có giá trị đối với Chúa và đối với nhau.
Vua Sa-lô-môn viết về thế hệ trẻ như sau: Con sinh trong tuổi thanh xuân,như mũi tên trong tay chiến sĩ(Thi Thiên 127:4), còn người già thì sức mạnh hao mòn với tuổi tác, chân tay run rẩy, lưng khòm cúp, răng rụng dần không còn đủ để nhai, mắt mờ đi… (Truyền Đạo 12:3-5) Mặc dù sức khoẻ hao mòn nhưng già cả thêm khôn ngoan, sống lâu thêm hiểu biết (Gióp 12:12)
Trai tráng nhờ sức mạnh, nhưng cần tránh ỷ vào sức mạnh của mình, vì: quân lực đâu giúp vua thắng trận? Sức mạnh nào cứu được anh hùng? (Thi Thiên 33:16) Cần tôn trọng các bậc lão thành mới có thể nhờ cậy vào sự khôn ngoan và mưu trí của họ. Phải kính trọng người già cả, đầu râu tóc bạc. (Phục Truyền 19:32) Thậm chí khi quở trách người già cũng phải tôn trọng họ: Con đừng nặng lời quở trách người lớn tuổi nhưng lễ phép khuyên giải họ như cha. (I Ti-mô-thê 5:1) Tôn trọng người già cũng có nghĩa là vâng phục họ: Các bạn thanh niên hãy vâng phục quyền lãnh đạo của những bậc phụ lão. (I Phi-e-rơ 5:5a)
Còn người già đừng khinh thường tuổi trẻ.  Khi còn trẻ, vua Đa-vít từng đối đầu với ông Gô-li-át và đã giết được hắn. Khi làm vua, tuổi đã cao, dù cảm thấy mệt mỏi, vua vẫn đích thân ra trận; cùng đi với vua, có những viên tướng trẻ. Nhờ có tướng trẻ tên là A-bi-sai cứu giúp, vua mới thoát khỏi ông Ích-bi-nê-ốp là người thuộc dòng giống khổng lồ (II Sa-mu-ên 21:15-17). Vua già cậy tướng trẻ là như vậy. 
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

ĐĂNG KÝ NHẬN BÀI LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG QUA EMAIL


2. Click vào +Follow ở góc phải màn hình
wordpress-follow

3. Điền địa chỉ email bạn sử dụng để nhận bài viết vào khung “Enter email address.” => Bấm sign me up!
1
4. Đăng nhập vào email của bạn để xác nhận/kích hoạt (verify/activate). Bạn sẽ nhận bài qua email khi triphx28.wordpress.com đăng bài.

Ngoài ra bạn có thể đăng ký nhận bài từ http://phamxuantri.blogspot.com (cùng nội dung) bằng cách nhập email vào ô "Follow by Email" => Submit => Đăng nhập vào email của bạn để xác nhận. 

Ngày 25 tháng 2. NHÂN TỪ VÀ CHÂN THẬT

20   28 S nhân t và chân tht bo h vua;
                Người ly lòng nhân t mà nâng đ ngôi nước mình.

          28 Ch có lòng bác ái, chân thành, đ lượng,
                Mi bo đm được ngôi nước quân vương.
                (Bn Hin Đi)
Lãnh đo bng gì? Nh đâu lãnh đo được bn vng? Vua Sa-lô-môn dy các hoàng t hai điu quan trng mà người lãnh đo cn áp dng trong khi cai tr. Có th gi đây là hai đng minh thân cn giúp cho người lãnh đo. Đó là s nhân t và s chân tht.
Đc Chúa Tri là Đng lãnh đo ti cao khi hin ra cùng ông Mô-se, người lãnh đo dân I-sơ-ra-ên, Ngài cũng đ cp đến s nhân t và s chân tht ca Ngài: “Gia-vê! Gia-vê! Là Đc Chúa Tri nhân t, thương xót, chm gin, đy dy ân hu và thành tht, ban ơn đến ngàn đi, xá điu gian ác, ti trng, và ti li; nhưng chng k k có ti là vô ti, và nhân ti t ph pht đến con cháu tri ba bn đi.” (Xut Ai-cp Ký 34:5-7)
1. Lãnh đo vi lòng nhân t. Vua Đa-vít là người lãnh đo vi lòng nhân t. Khi chưa lên ngôi, trong cuc truy kích quân A-ma-léc, 200 lính dng li vì quá mt mi, còn 400 lính vn tiếp tc hành quân. Sau khi thu hi tt c mi th đã mt t con người đến ca ci, li chiếm được vô s chiến li phm, mt s người trong nhóm 400 lính không chu chia chiến li phm cho 200 lính dng li. Nhưng ông Đa-vít ra lnh phi chia đng đu mi th cho mi người, người đi chiến đu cũng như người li gi ca ci đ đc. (I Sa-mu-ên 30)
Ông Áp-ne tng cùng vi vua Sau-lơ săn đui ông Đa-vít (I Sa-mu-ên 26:7). Sau khi Đa-vít lên ngôi, ông Áp-ne tìm đến mun qui phc, vua Đa-vít bày t lòng nhân t, không giết ông, lp ước vi ông và cho ông ra v bình an. Ngược li, ông Giô-áp là v tướng gây đ máu trong thi bình cũng như thi chiến (I Vua 2:5), đã sát hi ông Áp-ne. (I Sa-mu-ên 3:17-30)
2. Lãnh đo bng s chân tht. S chân tht là đúng theo nguyên tc ca Đc Chúa Tri. Chân tht loi b la di, gian ln, tham nhũng, tho hip. Tng đc Phi-lát là người lãnh đo không có lòng nhân t, chng có công lý, cũng chng thiết đến chân lý (Giăng 18:38) Mt khi người lãnh đo không có lòng nhân t và s chân tht thì s dùng th đon đ t ra mình vô ti. Đây là điu ông Phi-lát đã làm (Giăng 19:12-16)
Oaktreevu (Xuân Thu Sách Cơ Đc)