19 22 Lòng nhân từ của người làm cho người ta yêu chuộng mình;
Và người nghèo khổ là hơn kẻ
nói dối.
22 Nhân hậu khiến mọi người mến phục,
Thà chịu nghèo còn hơn sống gian
ngoa.
(Bản Hiện Đại)
Thời nay
mẫu người nào được thiên hạ ngưỡng mộ? Ai được xem là nhân vật “hot”? Nhờ đâu họ
được nhiều người ngưỡng mộ? Con người thường dùng tiêu chuẩn trai tài, gái sắc
để đánh giá và ngưỡng mộ con người.
Nhưng câu
Châm Ngôn này đề cập đến một tiêu chuẩn chung cho cả nam lẫn nữ, đó là lòng
nhân từ. Tầm thước nam giới, nét đẹp nữ giới thể hiện ở phẩm chất nhân từ là phẩm
chất khiến cho thiên hạ ngưỡng mộ. Chúng ta cần có phẩm chất từ bên trong rồi bộc
lộ ra bên ngoài chớ không nên lấy hành động tốt đẹp bên ngoài để che giấu tình
trạng xấu xa ở bên trong. Một trong những người chúng ta cần ngưỡng mộ là goá
phụ nghèo dâng hai đồng xu cuối cùng của mình cho Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu nhận
định rằng: “Ta nói thật với anh rm: goá
phụ nghèo này dâng nhiều tiền hơn tất cả. Vì mọi người đều lấy của dư mà dâng
hiến, còn goá phụ này, trong cảnh túng thiếu của mình đã dâng tất cả của nuôi
thân bà có” (Lu-ca 21:1-4).
Người có
“lòng nhân từ”, người “nghèo khổ” và kẻ “nói dối” (gian ngoa) được đề cập trong
câu Châm Ngôn như lời tóm tắt và kết luận về lý do khiến người ta ngưỡng mộ.
-Người
có “lòng nhân từ” có thể là người “nghèo khổ”. Dù nghèo khổ nhưng không “đói ăn
vụng túng làm càn”, ngược lại họ sống “đói cho sạch, rách cho thơm”. Trước tình
cảnh của người khác, người nghèo khổ có thể không giúp được nhiều ngoài việc
bày tỏ lòng cảm thông và “của ít lòng nhiều”.
-Người
có “lòng nhân từ” có thể là người giàu có. Khi thấy tình cảnh của người nghèo
khổ, nếu họ cảm thương, hứa hẹn đủ điều nhưng chẳng bao giờ thực hiện lời hứa
thì họ trở thành người nói dối, gian ngoa. “Lòng nhân từ” của họ hoá ra dối trá,
giả bộ.
Như vậy
câu Châm Ngôn đặt chúng ta trước hai cách sống: Nghèo vật chất nhưng giàu nhân
hậu, hoặc giàu vật chất nhưng cũng giàu nhân hậu chớ không giả bộ hoặc dối trá.
Oaktreevu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét