29 7 Người công chính xét cho biết duyên cớ của kẻ nghèo khổ;
Còn kẻ ác không có trí hiểu để biết đến.
7 Người ngay trọng quyền lợi của người nghèo khó,
Còn kẻ ác chẳng biết đến quyền lợi đó.
(Bản Hiện Đại)
Câu Châm
Ngôn đề cập đến hai loại người lãnh đạo (hoặc thường dân) công chính và gian ác
đối với người nghèo khổ trong xã hội. Một trong những nguyên tắc sống của con
người là quan tâm đến người nghèo khổ. Người giàu có trong ẩn dụ Chúa Giê-xu kể
không có nguyên tắc sống này vì ông ta chẳng quan tâm đến ông La-xa-rơ nghèo
đói bệnh tật ở ngay trước nhà của mình. (Lu-ca 16:19-21) Người giàu quên rằng ai thương người nghèo, tức là cho Đức Chúa
Trời vay mượn, và được Ngài ban thưởng chẳng sai. (Châm Ngôn 19:17)
Nguyên tắc
sống của người công chính là quan tâm đến tình trạng và nhu cầu của người nghèo
khổ. Đây là người kính sợ Đức Chúa Trời và vâng giữ lời dạy: Đừng bóc lột kẻ nghèo vì nó túng quẩn. Cũng
đừng áp bức người khốn khổ chốn công môn. (Châm Ngôn 22:22)
Cụm từ
“xét cho biết duyên cớ” bao hàm sự quan tâm, sự cảm thông, sự công tâm và tình
yêu thương của người lãnh đạo công chính đối với người thấp cổ bé miệng. Ông
Gióp là người xử đoán rất công minh, giải
cứu người nghèo đang kêu cứu và bảo vệ các trẻ mồ côi. Ông nói: “Tôi chỉ làm những việc công chính, và phân
xử cách công minh. Tôi là mắt của người đui, chân cho người què, cha của người
nghèo khó, và thẩm phán công bằng cho người kiều ngụ.” (Gióp 29:12-16)
Thi
Thiên 82 ghi lại lời truyền dạy của Đức Chúa Trời dành cho giới lãnh đạo: “Các ngươi phân xử bất công đến bao giờ? Và
thiên vị người gian ác mãi mãi sao? Hãy xử công minh cho những người cô thế, trẻ
mồ côi. Bảo vệ quyền lợi người bị áp bức, tuyệt vọng. Giải cứu người nghèo khổ,
khốn cùng, ra khỏi tay bọn cường hào ác bá.” Thế nhưng họ chẳng bao giờ hiểu biết.
(Thi Thiên 82:2-4) Trong khi người
tôn thờ Chúa biết rõ công lý là gì thì kẻ
ác chẳng lưu tâm đến công lý. (Châm Ngôn 28:5)
Cụm từ
“không có trí hiểu để biết đến” cũng bao hàm sự dại dột, sự vô tâm vô cảm của
giới lãnh đạo gian ác đối với người nghèo khổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét