28 27 Ai cho người nghèo sẽ không thiếu thốn;
Còn ai xây mắt khỏi đi ắt sẽ bị
nhiều sự rủa sả.
27 Người phân phát tài sản cho kẻ nghèo, chẳng hề túng bấn,
Nhưng miệng đời nguyền rủa kẻ bịt
mắt trước cảnh cơ bần.
(Bản Hiện Đại)
Thời vua
Sa-lô-môn, kinh tế phát triển, con người dư dật của cải vật chất nhưng lại thiếu
thốn tình yêu thương. Câu Châm Ngôn này nhắc tuyển dân của Chúa nhớ rằng ngay tại
Đất Hứa vẫn có người nghèo khổ. Nhưng nếu
trong lãnh thổ I-sơ-ra-ên có người nghèo, đồng bào không được keo kiệt nhưng phải
rộng lòng, cho họ mượn rộng rãi để họ thoả mãn mọi nhu cầu. (Phục Truyền 15:7)
“Cho người
nghèo” đi đôi với cầu nguyện kiêng ăn trong nếp sống thuộc linh. Nhịn ăn đẹp lòng ta là chia cơm xẻ áo với
người đói khổ, tiếp rước người nghèo cực không nơi nương tựa, không lãng tránh
khi bà con ruột thịt cần được cứu giúp. (Ê-sai 58:7)
“Cho người
nghèo” bao gồm (1)Chia xẻ lương thực. Ai
rộng lòng nuôi dưỡng người cơ cực, sẽ luôn luôn hưởng được nhiều phúc đức.
(Châm Ngôn 22:9) (2)Cho mượn tiền. Tài
sản người cho vay nặng lãi lại rơi vào tay người biết thương hại kẻ nghèo.
(Châm Ngôn 28:8) (3)Che chở người cô thế, không phương tự vệ (Châm Ngôn
31:9)
“Cho người
nghèo” là quan tâm, không xây mắt, không bịt tai (Châm Ngôn 21:13), có lòng
thương xót người khốn khổ (Châm Ngôn 14:21b), và có lòng rộng rãi, hào phóng
(Châm Ngôn 11:24-25). Ta có thể nhìn thấy lòng thương xót và rộng rãi của người
Sa-ma-ri nhân lành (Lu-ca 10:30-35).
“Cho người
nghèo” là gieo (II Cô-rinh-tô 9:6), là cho Đức Chúa Trời vay mượn (Châm Ngôn
19:17). Đây là con đường dẫn đến phước lành và thịnh vượng. Người rộng rãi thu hoạch nhiều, còn kẻ bòn
mót gặp túng quẫn. Người hào phóng sẽ thịnh vượng. Ai rộng rãi với người, chính
mình sẽ hưởng phước. (Châm Ngôn 11:24-25)
Câu Châm
Ngôn này xác định việc thu hoạch phước hạnh qua những điều đã gieo, đó là (1)“cho
người nghèo” thì không bị con người rủa sả, (2)“cho người nghèo” thì được Chúa
ban phước; bước đầu tiên là không thiếu
thốn, chẳng hề túng bấn.
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét