21 11 Khi kẻ
nhạo báng bị phạt,
người ngu dại trở nên khôn
ngoan;
Khi khuyên dạy người khôn
ngoan,
Người nhận lãnh sự tri thức.
11 Khi kẻ nhạo báng bị hình phạt,
kẻ dại trở thành khôn,
Lúc người khôn được giáo huấn,
tri thức người càng tăng.
(Bản Hiện Đại)
Câu Châm
Ngôn đề cập đến ba đối tượng: kẻ nhạo báng, kẻ dại và người khôn. Mỗi đối tượng
cần được giáo dục ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mức độ đỏ dành cho kẻ nhạo báng,
mức độ vàng dành cho kẻ dại và mức độ xanh dành cho người khôn.
Đối với
kẻ nhạo báng phải áp dụng biện pháp giáo dục mạnh. Kẻ nhạo báng đã được khuyên
dạy, nhưng vì đứa nhạo cười bỏ lời khiển
trách ngoài tai (Châm Ngôn 13:1b) nên phải dùng biện pháp đỏ. Cũng có lời
chỉ dẫn về vấn đề giáo dục hai đối tượng chế nhạo (độc ác) và khôn ngoan:
Ai quở kẻ
chế nhạo, bị nhục nhã,
Ai trách
người độc ác, mang nhuốc nhơ.
Đừng quở
kẻ chế nhạo, nó sẽ ghét con,
Khiển
trách người khôn ngoan, con sẽ được yêu kính.
Như vậy,
không thể giáo dục kẻ chế nhạo và người độc ác bằng lời quở trách họ. Cần áp dụng
biện pháp hình phạt.
Trừng phạt
kẻ nhạo báng, kẻ chân chất sẽ học khôn,
Trách cứ
người thông sáng, thông sáng người gia tăng.
(Châm Ngôn 19:25)
Biện
pháp hình phạt dành cho kẻ nhạo báng lại có tác dụng tốt đối với kẻ ngu dại. “Kẻ
chân chất” là kẻ ngây ngô tin hết mọi điều,
là kẻ ngây ngô thừa hưởng điên rồ
(Châm Ngôn 14:15a, 18a). Khi chứng kiến kẻ nhạo báng bị phạt thì kể như kẻ
dại khờ được giáo dục ở mức độ vàng. Vì họ xem đó là lời cảnh báo dành cho mình
nên tự nhủ: “Từ nay tôi xin chừa!”
Còn đối
với người khôn ngoan, ta chỉ cần giáo dục ở mức độ xanh: “Hướng dẫn người khôn họ sẽ thêm khôn, dạy bảo kẻ ngay, họ sẽ thêm hiểu
biết (Châm Ngôn 9:9). Vì người khôn
ưa nghe nên tăng kiến thức (Châm Ngôn 1:5a)
Bạn cần
giáo dục ở mức độ nào? Đỏ, vàng hay xanh?
Oaktreevu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét