24
|
30
|
Ta
có đi ngang qua gần ruộng
kẻ biếng nhác,
Và
gần vườn nho của kẻ ngu muội.
|
|
31
|
Thấy
cây tật lê mọc khắp cùng,
Gai
góc che khuất mặt đất,
Và tường đá của nó đã phá hư rồi.
|
|
30
|
Ta
có qua ruộng một kẻ kém siêng năng,
|
|
31
|
Cỏ
mọc um tùm, gai phủ dăng,
Rào
dậu điêu tàn nghiêng ngửa đổ.
|
|
|
(Bản
Hiện Đại)
|
Nhiều
lần sách Châm Ngôn bàn về kẻ biếng nhác và kẻ ngu muội. Trước hết, Châm Ngôn
24:39-31 đưa chúng ta đi thăm “ruộng kẻ biếng nhác” và “vườn nho của kẻ ngu muội”.
“Ruộng”,
“vườn” là tài sản quan trọng nhất của nông dân. Tấc đất tấc vàng cho nên có lời
khuyên: “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang”. Nhờ canh tác nơi đám “ruộng”, nhờ trồng trọt
nơi mảnh “vườn” mà người nông dân có cuộc sống ấm no.
“Ruộng”,
“vườn” trong sách Châm Ngôn ngụ ý về cuộc sống
của một con người, con sẽ như vườn
năng tưới” (Ê-sai 58:11) hoặc của một cộng đồng. Chúa Giê-xu dùng Ẩn dụ Người
Gieo giống trong những đám ruộng khác nhau (Ma-thi-ơ 13:3-9) ám chỉ nội tâm của
con người đối với Lời của Chúa. Trong Ẩn dụ Các Tá điền (Ma-thi-ơ 21:33-41), vườn
nho là cộng đồng dân của Chúa.
Ta
thấy gì trong “ruộng kẻ biếng nhác”, thấy gì trong “vườn nho của kẻ ngu muội”?
Không thấy cây lúa trong ruộng kẻ biếng nhác, cũng chẳng thấy cây nho trong vườn
kẻ ngu nguội. Thay vào đó cây tật lê mọc
khắp cùng, gai góc che khuất mặt đất.
Những cây không cần gieo, chẳng cần trồng mọc tự do trong ruộng kẻ biếng nhác,
trong vườn của kẻ ngu muội. Rõ ràng là người
lười biếng chê lạnh không cày. (Châm Ngôn 20:4a)
Đây
là hình ảnh lối sống không có kết quả. Thay vì cuốc cỏ, nhổ gai, gom lại và đốt
đi thì lại để chúng mọc tràn lan trong ruộng trong vườn. Những điều lẽ ra phải
tận diệt trong đời sống như thói quen xấu, tội lỗi… lại trở thành sản phẩm
chính của người biếng nhác và kẻ ngu muội.
Tường đá bị phá hư. “Tường” để bảo vệ bị phá hư, vườn nho không
còn an toàn nữa thế mà người biếng nhác vẫn chẳng chịu động tay chân. Người biếng
nhác và kẻ ngu muội chẳng quan tâm đến sự an nguy sống còn của mình. Họ trở
thành những người vô tâm, vô cảm, chẳng còn biết quý trọng “ruộng”, “vườn” của
mình nữa.
Oaktreevu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét