24
|
17
|
Khi kẻ thù nghịch con sa ngã,
chớ vui mừng;
Lúc nó bị đánh đổ,
lòng con đừng hớn hở.
|
|
17
|
Khi kẻ địch sa cơ, con chớ mừng,
Khi nó ngã, lòng con đừng hớn hở.
|
|
|
(Bản Hiện Đại)
|
Trong Kinh Thánh có những trắc nghiệm để biết tình trạng thuộc linh của người tin Chúa. Châm Ngôn 24:17 là một trong những trắc nghiệm đó. Cụ thể trắc nghiệm đó là:
Khi kẻ thù của bạn bị sa cơ thất thế, bạn:
[ ] Vui mừng [ ]
Buồn rầu [ ] Dửng dưng [ ]
____________
Trả lời đúng câu hỏi này là dấu hiệu cho biết bạn thật sự là ai trong mối liên hệ với Đức Chúa
Trời. Đối với những ai bối rối đắn đo, câu hỏi này là một thách
thức cho nếp sống đạo của họ.
Người không chủ trương: “Thù
tôi tôi trả” (Châm
Ngôn 20.22a), không lấy ác báo
ác lẽ nào vui mừng hớn hở khi thấy kẻ thù nghịch sa ngã? Người vâng theo lời Chúa
thường làm điều thiện, lẽ nào vui
mừng hớn hở khi thấy kẻ thù nghịch sa
ngã? Chúa Giê-xu dạy: “Nếu kẻ thù con có đói, nên mời ăn, có khát, hãy cho uống.” (Rô-ma 12:17-21) Đây là lối sống lấy điều thiện thắng điều ác. Người chủ trương và sống thương yêu kẻ thù nghịch, cầu nguyện cho người bức hại (Ma-thi-ơ 5:44) lẽ nào vui mừng hớn hở khi thấy người khác sa ngã? Làm sao gọi là thương yêu và làm sao có thể cầu nguyện cho kẻ thù khi vui mừng về tình cảnh của họ? Ông Gióp nói: “Nếu tôi thấy kẻ thù bị tàn hại, mà
vui mừng, tự tôn tự đại… tôi sẽ xin đeo
bản án, hoặc đội trên đầu như cái mão.” (Gióp 31:29,
36) Còn ông
Đa-vít thưa với Chúa về những kẻ thù của ông: “Bọn chứng gian
tiến lên, tố cáo những việc tôi không ngờ. Họ lấy oán
báo ân. Tôi cô đơn, tuyệt vọng. Trái
lại, khi họ ốm đau,
tôi mặc xô
gai, khắc khổ, nhịn ăn, lời cầu xin vọng tận tâm hồn. Tôi khóc họ như anh em, bạn thiết, như người tiễn mẹ yêu. Lưng cúi khòm,
nặng trĩu
sầu ly biệt. Nhưng khi tôi khốn khổ, họ liên hoan. Họ phỉ báng tôi, cùng người vô đạo. Cùng
người xa lạ, họ nghiến răng chế nhạo. (Thi Thiên 35:11-15)
Không vui mừng, không hớn hở khi thấy kẻ ác sa cơ không có nghĩa là đứng về phía kẻ ác. Yêu thương, cầu nguyện cho kẻ ác
không có nghĩa là “theo phe” kẻ ác. Vua
Giô-sa-phát kính sợ Đức Chúa Trời nhưng vua liên minh với A-háp
là vị vua thờ hình tượng. Sau chiến trận, vua
Giô-sa-phát trở về bình an. Tiên tri Giê-hu nghênh đón và nói: “Bệ hạ đi giúp kẻ gian ác
và thương kẻ ghét Chúa Hằng Hữu sao? Vì đó, Chúa Hằng Hữu giáng
cơn phẫn nộ trên bệ hạ…” (II Sử Ký 19:1-2)
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét