25
|
8
|
Chớ vội gây ra điều tranh tụng,
E rốt cuộc khi kẻ lân cận con
đã làm con hổ
thẹn,
Con sẽ chẳng biết làm chi.
|
|
8
|
Đừng hấp tấp kiện thưa ai cả,
Vì biết đâu con phải bị thưa,
Danh dự tổn thương con sẽ làm gì?
|
|
|
(Bản Hiện Đại)
|
Người
khôn ngoan không dại dột tự đưa mình vào tranh chấp. Vì tranh chấp khởi đầu như đê vỡ (Châm Ngôn 17:14), như nước càng ngày càng chảy mạnh và lan
rộng. Người khôn ngoan cũng không vô cớ
làm chứng hại láng giềng. (Châm Ngôn 24:28) Thế nhưng nếu phản ứng vội
vàng, nếu mất bình tĩnh vẫn có thể gây ra
điều tranh tụng và trở thành dại dột.
“Chớ
vội”, “Đừng hấp tấp” tức là phải thận trọng, đừng vội vàng phản ứng. Muốn không
hấp tấp, vội vàng, muốn bình tĩnh cần ngồi
xuống (Lu-ca 14:28) và khoan phản ứng. Giận dữ khiến người ta hấp tấp vội
vàng, vì bị cảm xúc tác động. “Chớ vội” đối với người “giận dữ” tức là “đừng giận
dữ”. Anh em nên ghi nhớ: phải nghe nhiều,
nói ít và đừng giận dữ; vì giận dữ ngăn trở ta thực hiện điều công chính của Đức
Chúa Trời. (Gia-cơ 1:19-20)
Mau
giận (nhạy giận) làm cho mất bình tĩnh, hấp tấp vội vàng trong lời nói và cách
cư xử. “Chớ vội” đối với người “mau giận” tức là “chậm giận”. Người chậm giận thắng hơn dũng sĩ. Người tự
chủ đánh bại kẻ anh hùng. (Châm Ngôn 16:32)
Người
không chịu bàn bạc với ai, không nhờ người khác hướng dẫn thường chủ quan,
không chịu lắng nghe lời khuyên. Chỉ nhờ
hội bàn mới thành kế hoạch. Khi có cao kiến mới động binh đao. (Châm Ngôn
20:18) Người khôn đánh giặc dùng mưu. Càng đông mưu sĩ, càng nhiều chiến công.
(Châm Ngôn 24:6)
Chỉ
có kẻ dại dột mới tạo ra tranh chấp. Môi
kẻ dại tạo ra điều tranh chấp. Miệng mồm nó xui người ta đánh mình. (Châm Ngôn
18:6) Hậu quả của việc tạo ra điều tranh chấp là dễ bị người ta đánh. Còn vội
vàng hấp tấp gây ra điều tranh tụng tức thì bị
kẻ lân cận làm cho hổ thẹn. Tưởng rằng làm cho người lân cận phải tâm phục
khẩu phục, nào ngờ chính mình bị thưa kiện, bị sỉ nhục, danh dự bị tổn
thương.
Oaktreevu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét