26
|
3
|
Roi nẹt
dùng cho ngựa, hàm thiết để cho lừa,
Còn
roi vọt dành cho lưng kẻ ngu muội.
|
3
|
Roi
cho ngựa, cương cho lừa,
Đòn vọt
cho lưng đứa ngu si.
|
|
(Bản
Hiện Đại)
|
Châm
Ngôn 26:2 bàn về điều không nên sợ, đó là lời nguyền rủa vô cớ. Còn Châm Ngôn
26:3 bàn về vấn đề cần phải sợ, đó là roi vọt. Roi vọt không dành cho người
khôn ngoan, người dễ dạy bảo nhưng dành cho người ngu dại, bướng bỉnh chai lì.
Câu Châm
Ngôn này sắp kẻ ngu muội chung với ngựa, lừa. Người ngu si chung với con vật.
Thật là hổ thẹn cho người ngu muội. Vì sao câu Châm Ngôn này lại hạ thấp con
người như thế?
Thế nào
là kẻ ngu muội? (1)Nhiều người tưởng chỉ những người nghĩ rằng chẳng có Đức
Chúa Trời mới là người ngu dại. (Thi Thiên 14:1) (2)Nhưng sách Châm Ngôn cho biết
kẻ ngu dại là người khinh bỉ sự khôn ngoan. Vì vậy Châm Ngôn khuyên rằng: Đừng mang đàn gảy tai trâu, kẻ khờ đâu biết
tìm cầu hiền nhân. (Châm Ngôn 23:9) (3)Người quay lại con đường tội lỗi, ngựa
quen đường cũ cũng bị xem là ngu dại.
Câu Châm
Ngôn đề cập đến biện pháp cứng rắn dành cho kẻ ngu muội. Đây không phải là
phương pháp thứ nhất nhưng là phương pháp cuối cùng trong quá trình giáo dục. Đức
Chúa Trời phán dạy: “Đừng dại dột cứng cổ
như ngựa, như la, phải dùng hàm thiếc, dây cương mới chịu vâng phục.” (Thi
Thiên 32:9) Chỉ áp dụng biện pháp “hàm thiếc, dây cương” đối với một người
đã dạy dỗ và hướng dẫn cách ôn hoà: “Ta sẽ
dạy dỗ con, chỉ cho con đường lối phải theo.” (Thi Thiên 32:8)
Sự ngang
bướng, không vâng lời, không thuận phục hạ thấp con người như con vật. Đối với
con ngựa chỉ cần tra hàm thiếc vào miệng
ngựa, ta có thể sai khiến con ngựa to lớn tuân theo ý mình. (Gia-cơ 3:3) Đối
với người ngu dại cũng vậy, phải khuất phục bằng biện pháp cứng rắn sau khi tất
cả những biện pháp nhẹ nhàng thất bại.
Miệng kẻ
ngu là cây roi quất vào lưng nó. (Châm Ngôn 14:3a) Hình phạt để dành cho kẻ nhạo
báng. Roi vọt sắm sẵn cho người khùng điên. (Châm Ngôn 19:29)
Oaktreevu
(XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét