27 8 Kẻ lưu lạc xa cách nơi ở của mình,
Giống như chim bay đây đó khỏi ổ nó vậy.
8 Người xa nhà như chim lìa tổ.
(Bản Hiện Đại)
Người xa nhà như chim lìa tổ. Chim có tổ, người có chỗ trú thân. Tổ là nơi
an toàn của chim, gia đình là nơi bình an, hạnh phúc của con người.
Người xa
nhà của mình:
-có thể
là người bỏ nơi chốn của mình mà ra đi như gia đình ông Ê-li-mê-léc bỏ quê
hương là Bết-lê-hem đi đến xứ Mô-áp.
-có thể
là người rời bỏ bổn phận của mình, đứng núi này trông núi nọ. Như ông Cô-rê và
đồng đảng, không chấp nhận vai trò của mình, muốn phá huỷ kỷ cương (Thi Thiên 11:3).
-có thể
là người chưa xác định “tổ” là của mình như cậu con bỏ gia đình đi phương xa nói
là để làm ăn nhưng thật ra là ăn chơi phóng đãng.
Người
lìa xa “tổ” của mình là người lâm cảnh nguy hiểm. Như chim rời tổ chẳng dễ gì
tìm được chốn nương thân.
Để không
“lìa tổ” con người (1)cần yêu “tổ” của mình. Tức là yêu gia đình của mình, hội
thánh của mình, cộng đồng của mình, nơi và vị trí làm việc của mình. (2)Cần gìn
giữ và thoả lòng về nơi êm ấm của đời sống
mình. (3)Cần tâm niệm rằng không đâu bằng “tổ” của mình.
Kẻ lưu lạc xa cách nơi ở của mình còn mang ý nghĩa khác. Vì lý do nào mà trở thành “kẻ lưu lạc”. Không phải
tự nhiên đàn chim rời bỏ tổ của chúng. Phải có lý do nào đó mới khiến (Ê-sai 16:2) “đàn chim vỡ tổ”. Đức Chúa Trời
phán với ông Ca-in: “… Con chỉ là người
chạy trốn, kẻ lang thang trên mặt đất.” Chính ông Ca-in thưa với Chúa: “… con là kẻ chạy trốn, lang thang xa lánh mặt
Chúa…” (Sáng Thế Ký 4:12, 14). Không bằng lòng với vị trí của mình là người
Lê-vi, được Chúa chọn hầu việc trong đền tạm, ông Cô-rê cùng những người theo
ông dòm ngó chức tế lễ tối cao, cầm lư hương đựng đầy lửa, bỏ hương trên lửa
trước mặt Chúa. (Dân Số Ký 16) Khi trở nên cường thịnh, vua Ô-xia trở nên kiêu
căng, không giữ vị trí và vai trò làm vua. Vua tự tiện đi vào đền thờ, giành lấy
vai trò của thầy tế lễ để dâng hương trên bàn thờ. (II Sử Ký 26:16-21)
Chẳng có
điều gì tốt lành cho người rời xa vị trí của mình.
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét