27 16 Ai muốn ngăn giữ nàng, khác nào ngăn giữ
gió,
Và như tay hữu cầm lấy dầu vậy.
16 Bịt miệng nàng khác chi đưa tay cản gió,
Ngửa tay đựng dầu cũng khó như
nhau.
(Bản Hiện Đại)
“Ngăn giữ
nàng” nghĩa là cản trở, vận dụng mọi biện pháp để nàng đừng nói nữa. Giải pháp
này chẳng ăn thua gì đối với người có tánh hay tranh cạnh. Những lời mắng nhiếc
của phụ nữ này như gió bão; ngăn cản gió bão là vô ích. Lời lẽ nhẹ nhàng, lập
luận vững chắc, dù nói gì đi nữa thì “gió vẫn thổi” với những lời lẽ đay nghiến.
“Ngăn giữ”, “bịt miệng” còn có nghĩa là che giấu, bưng bít để người ngoài không
nghe, không biết trong nhà có “cái máng xối dột”. Cũng vô ích thôi! Người chồng
có vợ hay gây gỗ, tranh cạnh, mè nheo… muốn giữ thể diện cho vợ mình, hoặc giấu
“tai hoạ” trong cuộc hôn nhân và gia đình của mình là điều không thể giấu. Trước
sau gì người xung quanh cũng biết trong nhà có cô vợ mè nheo, hay sinh sự, rầy rà, nóng nảy (Châm Ngôn 19:13; 21:9, 19)
“Ngăn giữ
nàng” chẳng khác gì tay hữu cầm lấy dầu
(ngửa tay đựng dầu). Che giấu kiểu cầm dầu trong tay chẳng khác gì lạy ông tôi
ở bụi này. Nếu tay không thể cản gió thì cũng không cản được mùi dầu. Người ta
nói rằng có ba điều không thế giấu được, đó là phụ nữ, gió và dầu. Dầu trong
câu Châm Ngôn này có thể là dầu chữa trị vết thương do “máng xối dột” gây ra.
Chẳng ai
muốn rước “máng xối dột” vào nhà cho nên cần thận trọng khi lập gia đình. Phải
biết chắc người bạn chọn làm bạn trăm năm là người chẳng làm thương tổn, nhưng suốt đời đem hạnh phúc cho chồng. (Châm
Ngôn 31:12) Còn nếu đang sống với “máng xối dột” thì phải làm sao? Người chồng
không thể áp dụng câu Châm Ngôn: “Hãy đuổi
kẻ nhạo báng ra, thì sự cãi lẫy cũng sẽ đi. Điều cạnh tranh và sự sỉ nhục sẽ hết.”
(Châm Ngôn 22:10) Điều nên làm là “tìm góc mái nhà”. Thà ở góc mái nhà còn hơn ở chung nhà với đàn bà hay sinh sự. (Châm
Ngôn 21:9; 25:24) Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tạm thời, vì người chồng
không thể lánh nạn mãi ở góc mái nhà.
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét