Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Ngày 3 tháng 9. CẦN TÌNH LÁNG GIỀNG GẦN

27 10 Chớ lìa bạn mình, hay là bạn của cha mình;
                 Trong ngày hoạn nạn chớ đi đến nhà anh em mình:
                  Một người láng giềng gần còn hơn anh em xa.

          10 Chớ từ bỏ bạn – dù bạn mình hay bạn của cha –
                 Lúc hoạn nạn đừng lo đi kiếm anh em họ hàng,
                 Vì láng giềng gần hơn họ hàng xa.
                 (Bản Hiện Đại)

1. Lúc bình yên: Chớ lìa bạn mình, hay là bạn của cha mình. Bạn của mình là bạn cùng trang lứa, bạn của cha là bạn lớn tuổi, từng gắn bó với gia đình của cha mẹ mình. Câu Châm Ngôn khuyên “chớ lìa”, “chớ từ bỏ” tức là phải duy trì, giữ gìn và nuôi dưỡng tình bằng hữu.

Muốn không “lìa”, không “bỏ” bạn, phải thường xuyên quan tâm liên  lạc với bạn. Phải coi trọng tình bạn vì tình bạn rất quí khi bền bỉ. Tình bằng hữu keo sơn mãi mãi, (Châm Ngôn 17:17) thậm chí còn hơn cả tình ruột thịt: Một thiết hữu còn thân hơn ruột thịt. (Châm Ngôn 18:24)

Vua Đa-vít rất quan tâm đến tình bằng hữu. Vì vậy khi vua phải rời khỏi Giê-ru-sa-lem, 600 người Ghi-tít lập tức đến hộ tống vua (II Sa-mu-ên 15:18); cũng có người bạn già là ông Bát-xi-lai cung cấp lương thực cho vua trng thời gian đó (II Sa-mu-ên 19:31-32). Tình bạn giữa vua Đa-vít với vua Hi-ram được vua Sa-lô-môn duy trì (I Các Vua 5). Còn vua Rô-bô-am mới lên ngôi đã phế bỏ tình bạn giữa vua cha với các quân sư lão thành  (I Các Vua 12:1-8)

2. Khi hoạn nạn: Chớ đi đến nhà anh em mình. Câu Châm Ngôn đề cao tình bạn nhưng không có ý xem nhẹ tình thương ruột thịt. Người gặp hoạn nạn trong câu chuyện này có anh em, họ hàng nhưng tất cả đều ở xa. Anh em xa sao bằng láng giềng gần. Hoạn nạn là hoàn cảnh cho phép trắc nghiệm tình bạn, tình láng giềng. Nếu tình bạn được coi trọng và duy trì trong cảnh bình yên thì sẽ càng có ý nghĩa trong lúc hoạn nạn.

Nhiều nhân vật trong Kinh Thánh tuy không xem nhẹ tình cảm gia đình, nhưng tình bạn vẫn là nguồn an ủi và động viên quan trọng trong cuộc đời của họ. Thanh niên Giô-sép tìm thấy sự đồng cảm nơi những người xa lạ thay vì nơi anh em của mình. Trong cuộc đời của vua Đa-vít, ta không thấy các anh khích lệ, động viên giúp đỡ vua, chỉ thấy tình bạn của hoàng tử Giô-na-than và sự trung thành của những kẻ lang thang.

Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét